Thêm hai ngân hàng chính thức được sáp nhập

(Kiến Thức) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

 

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc sáp nhập DaiABank và HDBank. Đồng thời, thu hồi Giấy phép hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần số 0036/NH-GP ngày 23/6/1993 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Đại Á; Quyết định số 119/QĐ-NH5 ngày 23/6/1993 của Thống đốc NHNN về việc cấp Giấy phép hoạt động cho Ngân hàng TMCP Đại Á và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động số 0036/NH-GP hết hiệu lực thi hành.

Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng TMCP Đại Á. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thành, Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ngân hàng TMCP Đại Á có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thành, Ngân hàng TMCP Đại Á phải hoàn trả NHNN bản gốc Giấy phép hoạt động số 0036/NH-GP ngày 23/6/1993 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Đại Á; Hoàn trả Giấy phép thành lập Ngân hàng TMCP Đại Á cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai theo quy định của pháp luật; Thực hiện thủ tục xóa tên Ngân hàng TMCP Đại Á trong sổ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và việc giải quyết các quyền và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Đại Á thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2013.

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam âm thầm ra mắt

Có nên bán ngân hàng Việt cho nước ngoài?

(Kiến Thức) - TS Cao Sĩ Kiêm cho biết, việc bán ngân hàng có thể thành hiện thực nếu như doanh nghiệp nước ngoài lên kế hoạch chặt chẽ và quyết mua bằng mọi giá.

Theo một số nguồn tin, một ngân hàng thuộc diện yếu kém chưa có hướng tái cơ cấu sẽ bán 100% vốn cho nước ngoài. Thông tin này đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận với một việc được coi là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Hiện đã có 8/9 ngân hàng thuộc diện yếu kém thực hiện xong quá trình tái cơ cấu, còn lại duy nhất một ngân hàng và đó được xác định là GPBank.

Tin mới