“Thèm phát điên” khi ngắm những trái nhót tây cực đã

“Thèm phát điên” khi ngắm những trái nhót tây cực đã

Có vị chua thanh dịu nhẹ khi ương và chuyển sang ngọt khi đã chín, những trái nhót tây với màu đỏ bắt mắt khiến nhiều người "ứa nước miếng".

Xem toàn bộ ảnh
Những trái  nhót tây còn có tên gọi là nhót Goumi Berries, khi ăn sẽ có vị ngon và ngọt.
Những trái nhót tây còn có tên gọi là nhót Goumi Berries, khi ăn sẽ có vị ngon và ngọt.
 Trái nhót tây về hình dạng và kích thước có nhiều điểm tương đồng với nhót ta. Với chiều dài mỗi trái khoảng 1cm, có màu vàng cam khi ương và đỏ hẳn khi chín cùng những lấm chấm bạc trên thân quả.
Trái nhót tây về hình dạng và kích thước có nhiều điểm tương đồng với nhót ta. Với chiều dài mỗi trái khoảng 1cm, có màu vàng cam khi ương và đỏ hẳn khi chín cùng những lấm chấm bạc trên thân quả.
Nhót tây được trồng từ rất lâu ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài được coi là một loại thực phẩm chúng còn được coi là một cây thuốc khi cung cấp rất nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể như vitamin A, C, E, các axit béo cùng nhiều chất khác. Thậm chí, chúng còn được đánh giá là loại quả có khả năng làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
Nhót tây được trồng từ rất lâu ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài được coi là một loại thực phẩm chúng còn được coi là một cây thuốc khi cung cấp rất nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể như vitamin A, C, E, các axit béo cùng nhiều chất khác. Thậm chí, chúng còn được đánh giá là loại quả có khả năng làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
Hiện nay ngoài các nước châu Á kể trên, giống nhót tây này còn được trồng nhiều ở một số nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Hiện nay ngoài các nước châu Á kể trên, giống nhót tây này còn được trồng nhiều ở một số nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Quả nhót tây cũng có lớp vỏ mỏng ở ngoài và rất dễ dập nát nên khá khó khăn cho việc di chuyển.
Quả nhót tây cũng có lớp vỏ mỏng ở ngoài và rất dễ dập nát nên khá khó khăn cho việc di chuyển.
Nhót tây thường được dùng để ăn tráng miệng hay sử dụng nhiều trong các món bánh, mứt hoặc thạch. Thậm chí, nhót tây còn có thể được sấy khô hoặc ngâm lẫn với một chút đường và muối để tạo thành hương vị siro ngon tuyệt.
Nhót tây thường được dùng để ăn tráng miệng hay sử dụng nhiều trong các món bánh, mứt hoặc thạch. Thậm chí, nhót tây còn có thể được sấy khô hoặc ngâm lẫn với một chút đường và muối để tạo thành hương vị siro ngon tuyệt.
Tùy thuộc vào loại giống và chất lượng đất trồng mà nhót tây có thể cao thấp khác nhau, trung bình khoảng 2-3m.
Tùy thuộc vào loại giống và chất lượng đất trồng mà nhót tây có thể cao thấp khác nhau, trung bình khoảng 2-3m.
Nhót tây mọc thành từng bụi và được trồng thành những hàng rào trong các khu vườn. Nhót tây không kén đất trồng, thậm chí chúng còn có thể trồng được ở mọi loại đất như các vùng đất hạn hán hay ở các vùng có điều kiện thời tiết và chất đất khắc nghiệt như ven biển, thậm chí cả ở những nơi bị ô nhiễm.
Nhót tây mọc thành từng bụi và được trồng thành những hàng rào trong các khu vườn. Nhót tây không kén đất trồng, thậm chí chúng còn có thể trồng được ở mọi loại đất như các vùng đất hạn hán hay ở các vùng có điều kiện thời tiết và chất đất khắc nghiệt như ven biển, thậm chí cả ở những nơi bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, để nhót tây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất thì bạn nên trồng ở những nơi có đất thoát nước tốt. Ngoài ra, nhót tây cũng rất ưa ánh sáng và cần nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời mỗi ngày, khoảng nửa ngày ánh sáng hoặc nhiều hơn.
Tuy nhiên, để nhót tây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất thì bạn nên trồng ở những nơi có đất thoát nước tốt. Ngoài ra, nhót tây cũng rất ưa ánh sáng và cần nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời mỗi ngày, khoảng nửa ngày ánh sáng hoặc nhiều hơn.
Chúng bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng Tư đến tháng Năm hàng năm và ra quả vào khoảng tháng Bảy.
Chúng bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng Tư đến tháng Năm hàng năm và ra quả vào khoảng tháng Bảy.
Nếu bạn muốn trồng giống nhót tây đặc biệt này, Ngon Sạch Lạ khuyên bạn nên bắt đầu gieo hạt từ cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Nếu bạn muốn trồng giống nhót tây đặc biệt này, Ngon Sạch Lạ khuyên bạn nên bắt đầu gieo hạt từ cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Nhót tây thường cho thu hoạch quả sau 1-2 năm tính từ lúc trồng nếu bạn trồng bằng cây con.
Nhót tây thường cho thu hoạch quả sau 1-2 năm tính từ lúc trồng nếu bạn trồng bằng cây con.
Còn với trồng bằng hạt thì khoảng thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn, bởi hạt giống của nhót tây rất lâu nảy mầm, thậm chí lên tới 18 tháng.
Còn với trồng bằng hạt thì khoảng thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn, bởi hạt giống của nhót tây rất lâu nảy mầm, thậm chí lên tới 18 tháng.

GALLERY MỚI NHẤT