Theo chân người dân miền núi đi kiếm “lộc rừng”

Nhiều bà con ở xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ lại tất bật đeo gùi lên các cánh rừng đi “ăn măng”.

Theo chân người dân miền núi đi kiếm “lộc rừng”

Mới tờ mờ sớm, khi sương còn đọng ướt nhèm trên những cành lá, 4 người nhà chị Trần Thị Quyên, trú tại xóm Quét đã tất bật tay cuốc, lưng gùi, chân thoăn thoắt đi không biết mỏi bắt đầu hành trình vào rừng “ăn măng”.

Đi qua quãng đường đất vòng vèo, trơn trượt theo sâu vào chân núi, cách nhà khoảng 3km, vợ chồng chị Quyên đi trước, hai đứa cháu nhảy chân sáo theo sau đầy hứng khởi.

Đường vào rừng "ăn măng" vất vả nhưng gia đình chị Quyên ai nấy đều hứng khởi. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

“Mùa măng đội đất mọc lên cũng là lúc bà con xong xuôi việc đồng áng, tranh thủ vào rừng hái lộc mang ra chợ bán. Bọn trẻ con ngày nào được nghỉ học là cũng đòi đeo gùi vào rừng, vừa vui vừa có tiền mua sách vở, quần áo mới”, chị Quyên nói.

Đứa cháu khoảng chừng 5 tuổi vào rừng kiếm măng. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Chị Quyên cho biết, tháng Giêng đến tháng Ba là mùa măng vầu, tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch là mùa măng nứa. Trong đó, măng vầu là món “rau rừng” hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng.

Chân đeo ủng, lưng đeo theo chiếc gùi lớn, tay mang theo chiếc thuổng dài, chị Quyên đi tìm măng rừng về bán. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Lên rừng kiếm măng vầu đòi hỏi sự bền bỉ và nhanh nhẹn vì đường xa, dốc cao và nhiều muỗi, vắt. Tuy nhiên, bà con nơi đây kể cả người lớn và trẻ em đều hào hứng với công việc đặc biệt này.

Cả nhà len lỏi dưới tán lá rừng, vừa đi vừa cầm dao dựa phát đi những cành cây mọc loà xoà chắn lối đi. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

“Đầu mùa, măng có vị ngọt mát, càng về cuối mùa măng càng đắng. Vì vậy, măng đầu mùa bán lẻ trên thị trường với giá từ 20-25 nghìn đồng/kg, giữa mùa giá chỉ còn 10 nghìn/kg”, chị Quyên nói.

Chân đeo ủng, lưng cõng gùi, tay cầm dao rựa, cuốc, thuổng, cả nhà chị Quyên lách qua những bụi cây mọc chằng chịt để tìm măng dưới những tán vầu um tùm.

Mầm măng còn chưa mọc lên khỏi mặt đất được chị Quyên tìm thấy. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Vừa chỉ tay vào phía ụ đất có vết nứt, chị Quyên vừa nói: “Phải thật tinh mắt và quan sát kỹ mới có thể phát hiện thấy tai măng bé nhỏ ở mặt đất hoặc vết đất nứt, nơi măng chưa nhú lên ánh sáng. Những cây măng này là ngon nhất”.

Phía bên phải, cháu gái chị cũng đã tìm được những mầm măng đầu tiên, dùng dao rựa để đào. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Việc “ăn măng” tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng. Người nào có kinh nghiệm, có thể kiếm được “ổ măng” hàng chục chiếc, kiếm cả tạ mỗi ngày. Nhưng người nào mới vào nghề, cả ngày chỉ kiếm được vài chiếc, không đủ ăn.

Chị Quyên dùng chiếc thuổng dài để đào mầm măng. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

“Khí hậu nóng ẩm rất thích hợp để măng bật mầm. Một trong những đặc điểm nhận biết nơi có măng non đó là lớp đất nứt ra hoặc tơi xốp, bà con chỉ việc dùng thuổng đào và bẩy củ măng lên”, chị Quyên nói.

Hai vợ chồng chị Quyên, người cầm cuốc, người cầm thuổng. Hai đứa cháu, đứa lớn cầm thuổng, đứa nhỏ cầm bao chạy chân sáo theo chị học cách lấy măng.

Cây măng được đào lên khỏi mặt đất non mơn mởn. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Cả nhà đi men theo sườn núi, dưới những tán vầu cả ngày, cùng nhau đào lên những củ măng tươi chắc nịch, được bọc bởi lớp vỏ cứng, dày dặn. Mỗi củ nặng từ vài lạng đến hơn 1 kg nhẹ nhàng bỏ vào chiếc gùi đeo sau lưng.

Chồng chị Quyên dùng cuốc để đào những "ổ măng" nằm sâu dưới lòng đất. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Theo chị Quyên, đầu mùa, công việc kiếm măng cực nhọc vì cây măng chưa nhú lên khỏi mặt đất. Có khi cả ngày chỉ được một gùi (khoảng 20-30kg) nhưng đến thời điểm măng rộ, một ngày bà con có thể thu hoạch hàng tạ măng.

Cả nhà cặm cụi hái lộc rừng, nghề tay trái kiếm thêm lúc nông nhàn. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Sau hơn 4 giờ vượt rừng, len lỏi kiếm măng ở sườn núi, vợ chồng chị Quyên cùng hai đứa cháu đã kiếm được những gùi măng nặng trĩu sau lưng, xuống núi mang đến điểm cân.

Bình thường, đường đồi núi đi người không đã khó khăn nhưng cả nhà chị Quyên ai cũng gùi thêm hàng chục cân măng sau lưng. Đi lên đã khó, đi xuống còn vất vả hơn nhiều. Từng bước phải chắc chắn, cẩn thận vì chỉ sơ sẩy là ngã lúc nào không hay.

Công việc tuy vất vả nhưng mỗi ngày, nhà chị Quyên cũng có được thu nhập từ 400-500 nghìn đồng từ việc lên rừng lấy măng. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

“Măng nứa thì phải bóc vỏ, luộc chín mới bán được nhưng măng vầu cứ thế để cả vỏ mang đi cân. Đầu mùa khó kiếm thì bán được 20-25 nghìn đồng nhưng vào mùa thì chỉ được khoảng 10 nghìn/kg. Từ việc bán măng, trung bình mỗi ngày gia đình tôi có thể thu về từ 400-500 nghìn đồng”, chị Quyên nói.

Công việc tuy vất vả nhưng ai nấy đều vui vẻ với công việc này. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam).

Bằng sự thông minh và khéo léo bà con có thể chế biến măng vầu thành nhiều món ngon. Món ăn giản dị nhưng tinh tế, thấm đẫm nét văn hóa ẩm thực vùng cao như măng nướng chấm chẳm chéo, măng xào tỏi, canh măng hoặc măng cuốn thịt vô cùng ngon miệng.

Măng vầu được các thương lái thu mua rồi mang ra chợ bán, trở thành loại rau rừng được nhiều người yêu thích. (Ảnh: Hương Ly).

Tùy mỗi giai đoạn mà măng vầu có hương vị khác nhau, có người chỉ thích vị giòn ngọt của măng đầu mùa, nhưng vị đắng của măng cuối mùa lại được một số người ưa chuộng hơn bởi hương vị rất riêng và lôi cuốn.

Do tiêu thụ dễ dàng nên công việc kiếm măng không chỉ diễn ra ở xã Đông Cửu mà đối với nhiều bà con ở các khu vực lân cận, măng vầu cũng được xem là thứ rau rừng “thu nhập khá” theo mùa vụ.

Ăn măng kiểu quen thuộc này coi chừng tiền mất tật mang

Măng là thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng bạn tuyệt đối không nên phạm phải sai lầm này kẻo rước bệnh vào thân.

Ăn măng kiểu quen thuộc này coi chừng tiền mất tật mang
Ăn măng ngâm chưa đủ thời gian

Các món rau rừng ngon “quên lối về” của đồng bào Tây Bắc

(Kiến Thức) - Rau rừng tuy khá hiếm và giá đắt nhưng được nhiều người tiêu dùng ưa thích vì đây là loại rau sạch do mọc hoang dã, ăn lạ miệng và được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc.

Các món rau rừng ngon “quên lối về” của đồng bào Tây Bắc
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac

Rau dớn (dương xỉ): Đây là loại rau mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối có hình dạng tựa như dương xỉ. Đây được coi là loại rau đặc sản, rau sạch không những được bán thường xuyên trong các chợ phiên Tây Bắc mà còn được người dân mang bán sang Trung Quốc với giá khá cao.

Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-2
Trong y học, rau dớn vừa là một loại rau rừng vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng…, theo đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt. Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-3
Cách chế biến khá đơn giản, rau dớn không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà còn là đặc sản của vùng đất cao nguyên đá. Bạn có thể chế biến rau dớn thành món nộm rau dớn gà áp chảo hoặc rau dớn xào mẻ, thịt bò.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-4
Măng rừng: Có rất nhiều loại măng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-5
Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-6
Hoa ban được ví như linh hồn của núi rừng Tây Bắc, mỗi độ xuân về khi ban nở trắng trời mang đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng cũng là lúc loại hoa xinh đẹp này được những cô gái Thái khéo léo chế biến thành những món ăn ngon đãi khách.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-7
Hoa ban sau khi hái về được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào, nộm, trộn thịt băm thậm chí là nấu soup cũng rất ngon. Trái ngược với sự mong manh, e ấp của những bông hoa trên cành, hoa ban sau khi chế biến có vị bùi, ngọt thơm, cắn đôi cánh hoa sẽ cảm nhận vị giòn sần sật ngon miệng.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-8
Ngoài ra, hoa ban thường được nấu canh cùng măng đắng như khẳng định thêm về mối tình khăng khít giữa chàng Kho và nàng Han trong truyền thuyết của người Thái.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-9
Cây vón vén: Loại cây này thường được các mế (mẹ) gọi vui là cây vén váy. Cây này thường mọc ở trong rừng. Lá cây vón vén có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua. Đặc biệt là dùng để nấu với cá hoặc ninh xương thì rất ngon.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-10
Hoa đu đủ đực: Người ta thường biết đến quả đu đủ là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng nhưng ít người biết rằng hoa đu đủ đực (hoa mọc trên cây đu đủ đực) cũng là một loại "thần dược" không chỉ giúp chữa bệnh mà còn có thể chế biến thành những món ăn cực ngon.
Cac mon rau rung ngon “quen loi ve” cua dong bao Tay Bac-Hinh-11
Đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc thường chế biến loại hoa đặc biệt này thành các món nộm, xào với hương vị vô cùng hấp dẫn. Hoa đu đủ đực thường được bán kèm quả cà rừng để làm nộm. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại hoa này trong các phiên chợ của người Thái ở vùng Tây Bắc. Món hoa đu đủ đực xào này ăn rất tốn… rượu. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Thanh niên 26 tuổi xuất huyết nội tạng vì ăn quá nhiều măng xào

Ăn quá nhiều măng xào có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là những nhóm người này không nên ăn.

Thanh niên 26 tuổi xuất huyết nội tạng vì ăn quá nhiều măng xào
Trang Kknews mới đây đưa tin một thanh niên 26 tuổi tên là Tiểu Ngô (Thường Châu, Trung Quốc) đã bị xuất huyết tiêu hóa, suýt tử vong. Nguyên nhân được biết là do người này ăn quá nhiều măng cùng một lúc.

Tin mới