Thép Pomina sắp có 'biến' khi Thép Việt không dự đại hội cổ đông?

(Vietnamdaily) - Sáng 26/6, cổ đông sáng lập là Công ty TNHH TM và SX Thép Việt sở hữu đến hơn 53% cổ phần đã không tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên của CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) khiến đại hội không thể tiến hành.

Trưởng Ban Kiểm soát Thép Pomina ông Trần Tô Tử cho biết, các cổ đông tham dự cuộc họp hôm nay chỉ đại diện cho 31% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Một cổ đông góp ý kiến về việc công ty gửi chậm trễ thư mời, dẫn đến nguyên nhân nhiều cổ đông không nắm được thông tin tham dự.

Về vấn đề này, Trưởng Ban Kiểm soát - ông Trần Tô Tử ngay lập tức hồi đáp là do những trục trặc trong việc thư tín. “Danh sách cổ đông vẫn ghi theo địa chỉ trước đây đã đăng ký. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần phải báo lại. Đa số chúng ta ở đây đều nhận được thư nếu địa chỉ không có sự thay đổi. Nhiều cổ đông cũng gọi đến tôi và kiểm tra lại đều là do sai địa chỉ. Về phần Pomina thì đã gửi thư mời cho cổ đông cách đây 15 hôm”.

Đây có lẽ là trường hợp hi hữu của Thép Pomina khi thời gian qua không có bất cứ biến động cổ đông lớn nào. 

Nhưng cũng đáng lưu ý khi trong khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 tại POM có một đợt sóng nhỏ khi biến động tăng từ mức giá loanh quanh 5.000 đồng/cp cả một thời gian dài vọt lên tới 7.000 đồng/cổ phiếu và hiện đang về lại 6.100 đồng/cổ phiếu trong phiên 26/6 hôm nay, ghi nhận tăng hơn 38% trong vòng 1 quý vừa qua.

Thep Pomina sap co 'bien' khi Thep Viet khong du dai hoi co dong?
 

Như vậy, buổi đại hội cổ đông của Pomina trở thành buổi gặp gỡ, Chủ tịch Đỗ Xuân Chiểu cho biết, lò cao công suất 1 triệu tấn của Pomina sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm trong tháng 7 tới.

Theo báo cáo thường niên, năm 2020, Pomina đặt kế hoạch doanh thu thuần 12.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 11.995 tỷ của năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tới 350 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ trả cổ tức tỷ lệ 10%. Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 65% công suất nhà máy tôn (120.000 tấn/năm).

Kế hoạch của Pomina liệu có quá tham vọng khi mà năm 2019 cũng đặt kế hoạch có lãi 400 triệu đồng, song cuối cùng lại thua lỗ 309 tỷ đồng?

Trong khi đó, riêng quý 1/2020, Pomina đã báo lỗ tới 55,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ hơn 83 tỷ đồng. Theo Pomina, công ty thua lỗ do đang triển khai dự án lò cao, đồng thời doanh thu giảm do tiêu thụ chung của ngành thép giảm. Ngoài ra, chi phí lãi vay tăng hơn 60% so cùng kỳ cũng là một gánh nặng cho Pomina.

Tại thời điểm cuối quý 1/2020, vay nợ tài chính ngắn hạn của Pomina vẫn ở mức cao tới 5.591 tỷ và vay nợ dài hạn là 1.568 tỷ đồng.

Pomina cho biết, quý 2/2020 dự án lò cao mới bắt đầu đi vào hoạt động sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm sắt xây dựng, giúp tiêu thụ tối đa công suất hiện có.

Tuy nhiên năm 2020 gặp rủi ro là thị trường trong nước tiêu thụ chậm và xuất khẩu bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

Chủ tịch cho vay hàng trăm tỷ không lãi suất, Pomina vẫn lỗ 309 tỷ vì lý do này

(Vietnamdaily) - Năm 2019, CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) bất ngờ lỗ tới hơn 309 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi lớn 433 tỷ đồng. 

Theo giải trình của Pomina, sở dĩ công ty thua lỗ do đang triển khai 2 dự án trong đó dự án lò cao quý 2/2020 sẽ đi vào hoạt động và dự án Tôn mới đi vào hoạt động quý 2/2019 nên chi phí lãi vay tăng vọt 66% so cùng kỳ.

Thêm vào đó, trong các nhà máy của Pomina, có một nhà máy ngưng sản xuất do sự cố thiết bị đưa đến sản lượng bán giảm và nhà máy đã khắc phục bắt đầu sản xuất lại từ tháng 10.

Thép Pomina đặt kế hoạch lãi tới 350 tỷ có hão huyền khi quý 1 đã ôm lỗ đậm?

(Vietnamdaily) - Năm 2019 lỗ nặng 309 tỷ nhưng Pomina vẫn mạnh tay đặt kế hoạch năm 2020 có lãi tới 350 tỷ đồng, trong khi quý 1 đã ôm lỗ gần 56 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên, năm 2020, CTCP Thép Pomina (POM) đặt kế hoạch doanh thu thuần 12.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 11.995 tỷ của năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tới 350 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ trả cổ tức tỷ lệ 10%. Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 65% công suất nhà máy tôn (120.000 tấn/năm). 

Kế hoạch của Pomina liệu có quá tham vọng khi mà năm 2019 cũng đặt kế hoạch có lãi 400 triệu đồng, song cuối cùng lại thua lỗ 309 tỷ đồng?