Thí điểm hàng loạt cơ chế đặc thù cho Khánh Hòa

Sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua nhiều cơ chế, đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa cũng như Khu kinh tế Vân Phong.

Sáng 16/6, các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/8/2022 và được thực hiện trong 5 năm. 

Nghị quyết quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Khánh Hòa về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, môi trường; tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; phát triển Khu kinh tế Vân Phong và phát triển kinh tế biển tại tỉnh Khánh Hòa.

Thi diem hang loat co che dac thu cho Khanh Hoa
 Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: QH.

Về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, Nghị quyết quy định, hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao.

Về quản lý đất đai, Nghị quyết quy định HĐND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500ha; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong phạm vi mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm thực hiện dự án tổng thể.

Quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm để thực hiện. Đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.

Về cơ chế đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong, Nghị quyết đã đưa ra  danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào khu kinh tế này, gồm: xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); công nghệ thông tin, nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực đại dương, hàng hải có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Nhà đầu tư được xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, tài chính có quy mô vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.
Đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp có sân golf cũng là ngành nghề được ưu tiên vào Khu kinh tế Vân Phong.
Khu kinh tế Vân Phong cũng ưu tiên loại hình xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt.
Các nhà đầu tư chiến lược đầu tư tại Vân Phong với các ngành nghề ưu tiên được hưởng nhiều ưu đãi, như tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhà đầu tư chiến lược cũng được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư.
Nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng có vốn điều lệ từ 10.000 tỉ đồng trở lên hoặc có tổng tài sản từ 25.000 tỉ đồng trở lên khi thực hiện các dự án đầu tư. Ngoài ra, phải có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng các điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu kinh tế Vân Phong

Sáng 12/3/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đi khảo sát Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa).

Thu tuong Pham Minh Chinh khao sat Khu kinh te Van Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vịnh Vân Phong. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phát triển khu kinh tế Vân Phong: Đặc biệt lưu ý sự cố thảm họa môi trường biển

Các đại biểu cho rằng, cần chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong phát triển và đặc biệt lưu ý bài học từ sự cố thảm họa môi trường biển.

Cần chính sách đặc thù cho khu kinh tế Vân Phong
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, chiều ngày 10/6, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó có khu kinh tế Vân Phong.

Xuất hiện nhiều hình thù quái dị trên đường phố Sài Gòn

Nạn vẽ bậy xuất hiện khắp nơi, từ những công trình công cộng đến mặt tiền nhà dân, cửa hàng khiến không gian đô thị TP.HCM trở nên xấu xí, phản cảm.

Xuat hien nhieu hinh thu quai di tren duong pho Sai Gon
Những ngày vừa qua, nhiều người bức xúc khi có 2 trong số 17 đoàn tàu metro số 1 đặt tại depot Long Bình (TP Thủ Đức) chằng chịt hình vẽ bậy bằng sơn nước trên thành tàu, đầu và cuối toa tàu. Theo các luật sư nhận định đây là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu xác định được người gây thiệt hại hoặc nhóm người gây thiệt hại tài sản sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng trở lên.Trường hợp xác định đối tượng nếu đủ năng lực hành vi và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu tội "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo điều 178 Bộ luật hình sự hiện hành. 
Xuat hien nhieu hinh thu quai di tren duong pho Sai Gon-Hinh-2
Dạo một vòng những cung đường lớn, công trình giao thông từ trung tâm đến ngoại thành TP.HCM không khó để thấy nhiều bức tường, thành và trụ cầu, cửa nhà dân bị nhuộm kín bằng các nét vẽ nguệch ngoạc, phản cảm. Như công trình metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đoạn trên cao thuộc địa bàn phường Thảo Điền, TP Thủ Đức và khu vực qua quận Bình Thạnh có hàng chục trụ bị vẽ nhiều hình thù khác nhau. 

Tin mới