Thị nữ may mắn nhất triều Hán là ai?

Xuất thân thấp kém nhưng thị nữ Đường thị may mắn được Hoàng đế thị tẩm thay cho sủng phi đang "đến tháng".

Vào thời nhà Hán, có một thị nữ họ Đường may mắn được Hán Cảnh Đế Lưu Khải sủng hạnh, sau đó hạ sinh ra Hoàng tử Lưu Phát. Lưu Phát chính là tổ tiên trực hệ của vị Hoàng đế sáng lập ra triều Đông Hán về sau. Tuy nhiên cơ duyên khiến Đường thị được Hán Cảnh Đế thị tẩm là một câu chuyện khá ly kỳ. 

Những phi tần "đến tháng" hầu hạ Hoàng đế thị tẩm sẽ rất khổ sở. Tuy nhiên nếu để Hoàng đế đến cung rồi rời đi sẽ khiến bản thân vị phi tử đó bị chế giễu mãi về sau. Do đó, rất nhiều phi tần triều nhà Hán đã sắp xếp thị nữ mặc trang phục của mình và hầu hạ Hoàng đế. 

Họ cho rằng, thay vì để cơ hội được Hoàng đế thị tẩm cho những phi tần khác thì tốt nhất là đẩy thị nữ thân cận của mình ra. Bởi vì người thị nữ đó nếu mang thai thì cũng không ảnh hưởng đến địa vị của chủ tử vì thân phận thị nữ rất thấp kém. 

Thi nu may man nhat trieu Han la ai?

Và thị nữ Đường thị đã được Hoàng đế thị tẩm như thế. Bà là thị nữ của Trình Cơ, một sủng phi của Hán Cảnh Đế. Trình Cơ có 3 con trai là Lưu Dư, Lưu Phi và Lưu Đoan. 

 Trong ghi chép trong quyển "Sử ký: Ngũ Tông Thế Gia", trong một dịp Hán Cảnh Đế say rượu bèn muốn thị tẩm Trình Cơ. Trùng hợp là lúc đó Trình Cơ vừa "đến tháng" nên đã để Đường thị thay mình hầu hạ Hoàng đế. 

Chuyện tương tự đã xảy ra khá nhiều trong hậu cung nên Hoàng đế cũng không quá bất ngờ, thêm nữa ông cũng muốn để lại mặt mũi cho Trình Cơ trước các hậu phi khác. Nhưng cả Trình Cơ lẫn Đường thị đều không thể ngờ, chỉ một đêm sủng hạnh mà Đường thị đang mang thai giọt máu hoàng tộc. 

Thi nu may man nhat trieu Han la ai?-Hinh-2

Từ đó trở đi, phụ nữ cổ đại thường xuyên gọi "đến tháng" với một cái tên khác là "nỗi đau của Trình Cơ". 

Biết chuyện, Hán Cảnh Đế đã phong Đường thị thành Đường Cơ. Tuy nhiên, vì Đường thị xuất thân là thị nữ, nên sau đó bà rất ít được Hoàng đế sủng ái. Thậm chí Hoàng tử Lưu Phát cũng không được vua cha xem trọng. Khi Lưu Phát đến tuổi trưởng thành, Hoàng đế đã phong Vương cho ông, ban cho một vùng đất cằn cỗi và cách xa kinh thành. 

Sau khi Lưu Phát mất, con trai trưởng của ông là Lưu Dung kế vị tước Vương. Con trai thứ Lưu Mãi của Lưu Phát chỉ được phong tước Hầu ở hương Thung Lăng (thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay). Về sau, cháu 5 đời của của Lưu Mãi là Lưu Tú đã lập nên triều Đông Hán, xưng là Hán Quang Vũ Đế. 

Sự thật giật mình quái chiêu chống trộm mộ thời nhà Hán

(Kiến Thức) - Đào mộ, trộm báu vật là vấn đề khiến nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc "đau đầu". Nhà Hán cũng không nằm ngoài điều này. Để mộ tặc không xâm phạm nơi an nghỉ của thành viên hoàng tộc , người xưa nghĩ ra độc chiêu chống trộm mộ.

Su that giat minh quai chieu chong trom mo thoi nha Han
Lăng mộ của thành viên hoàng tộc thời nhà Hán trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Theo đó, độc chiêu chống trộm mộ được người xưa nghĩ ra và thực hiện nhằm tránh sự dòm ngó của mộ tặc.

4 lăng tẩm đế vương đáng sợ nhất Trung Quốc

Đều là những ngôi mộ ngàn năm không ai dám xâm phạm, 4 lăng tẩm đế vương dưới đây sử hữu nhiều giai thoại kỳ lạ tới nỗi hậu thế phải dùng tới hai chữ "nghịch thiên" để hình dung.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Hoàng đế được xem là những người nắm trong tay quyền lực và địa vị tối cao. Thế nhưng sự thực là dù cho có ở ngôi cửu ngũ chí tôn, họ cũng không thể đứng ngoài vòng tuần hoàn của sinh – lão – bệnh – tử.

Khác với quan niệm chết đi là "về với đất" của thường dân bách tính, các vị vua thời xưa cho rằng cái chết chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc sống huy hoàng mới ở thế giới bên kia.

Tin mới