Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trước 17h ngày 29/9

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hôm nay (27/9) là hạn cuối cùng các thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020.

Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trước 17h ngày 29/9
Để bảo đảm cho việc điều chỉnh được chính xác, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, các thí sinh lưu ý cần kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng của mình để kịp thời đề nghị điều chỉnh sai sót (nếu có). Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc điều chỉnh này chỉ áp dụng cho những thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tiếp bằng phiếu, không áp dụng với các thí sinh đã thực hiện theo phương thức trực tuyến.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các điểm thu nhận hồ sơ (trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo) bố trí cán bộ hỗ trợ thí sinh đến kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng. Thí sinh nộp phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển tại đâu thì tới đó kiểm tra và đề nghị được hỗ trợ. Thời gian kiểm tra kết quả điều chỉnh kéo dài từ nay cho đến trước 17h ngày 29/9/2020.
Sau khi các thí sinh hoàn thành việc kiểm tra, các điểm thu nhận hồ sơ sẽ cập nhật thông tin về việc điều chỉnh của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian hoàn thành trước 17h ngày 30/9/2020.

Gần 50% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học

Thống kê của Bộ GD&ÐT đến hết ngày 28/7 (ngày cuối cùng điều chỉnh nguyện vọng), cả nước có hơn 304.000/688.466 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ÐH theo một trong hai hình thức online hoặc offline, chiếm gần 50% thí sinh đăng ký xét tuyển ÐH trên cả nước.

Gần 50% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học
Sau 10 ngày điều chỉnh nguyện vọng (từ 19/7 đến 17h ngày 28/7) cả nước có 230.435 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng theo hình thức online (trực tuyến); có 74.059 thí sinh điều chỉnh theo hình thức offline (điều chỉnh trực tiếp bằng phiếu).
Như vậy tổng số thí sinh điều chỉnh bằng hai hình thức là 304.494 thí sinh (chiếm 46,48% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia), giảm 2,61% so với năm 2017. Cũng trong số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng thì có 113 thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên và 86 thí sinh điều chỉnh đối tượng ưu tiên.

Điểm thi cao, thí sinh rối bời trước ngày điều chỉnh nguyện vọng

Hiện tượng nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt đại học đã từng xảy ra vào năm 2017 do thí sinh kỳ vọng đỗ vào những ngành “hot” nên chần chừ chờ đợi và không đăng ký thêm những trường khác.

Điểm thi cao, thí sinh rối bời trước ngày điều chỉnh nguyện vọng
 Sát ngày điều chỉnh nguyện vọng vẫn hoang mang chọn ngành

Kể từ ngày 19/9, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng bằng hai phương thức trực tuyến hoặc làm phiếu đăng ký xét tuyển. Sau khi các trường công bố điểm sàn, Nguyễn Việt Trà (Thái Bình) bắt đầu hoang mang về các lựa chọn của mình.

Yêu thích Truyền thông đa phương tiện, Trà kỳ vọng sẽ đỗ vào ngành này của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng đăng ký thêm 2 nguyện vọng khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với số điểm 24, nếu là năm ngoái, nữ sinh đã chắc chắn có một suất học tại những ngôi trường này. Tuy nhiên, thông tin về dự đoán mức điểm chuẩn năm nay có thể tăng từ 1 – 2 điểm khiến Trà cảm thấy bất an.

“Ban đầu em đã tự nhủ phải kiên định và sẽ không thay đổi nguyện vọng nữa. Nhưng điểm sàn năm nay của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng tăng tới 2 điểm so với năm ngoái nên em lo sợ điểm chuẩn cũng tăng khó ngờ”, Trà nói.

Mấy ngày gần đây, nữ sinh Thái Bình loay hoay tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Trà từng dự tính, trong trường hợp không thể vào được ngành mình yêu thích, em sẽ lựa chọn vào một trường cao đẳng có đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện hoặc chấp nhận thi lại vào năm sau.

Tuy nhiên, bố mẹ ra sức phản đối và khuyên em nên lựa chọn một ngôi trường thấp điểm hơn, vì “không thể được 24 điểm vẫn trượt đại học”. Vì thế, Trà đang cân nhắc việc sẽ đăng ký thêm nguyện vọng vào một số ngành học có điểm chuẩn thấp.

“Chỉ cần vào được ngôi trường mình yêu thích, em sẽ nỗ lực học thêm chuyên ngành thứ hai mà mình đã định hướng ban đầu”, nữ sinh cho biết.

Diem thi cao, thi sinh roi boi truoc ngay dieu chinh nguyen vong
Sát ngày điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh vẫn hoang mang chọn ngành. 

4 quán quân nữ ‘Đường lên đỉnh Olympia’ đang ở đâu?

Ngọc Minh, Ngọc Oanh đang sinh sống và làm việc ở Australia, Lương Phương Thảo về nước sau khi du học, Thu Hằng vừa vô địch.

4 quán quân nữ ‘Đường lên đỉnh Olympia’ đang ở đâu?
Trải qua 20 năm phát sóng, Đường lên đỉnh Olympia đã tìm ra 20 nhà vô địch, trong đó có 4 người là nữ. Hiện tân vô địch Nguyễn Thị Thu Hằng là học sinh cấp 3. Còn 3 quán quân nữ trước cô đều đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp.

Tin mới