Thi thể nữ lìa đầu ở chung cư Hoàng Anh Thanh Bình: Vì lý do gì?
(VietnamDaily) - Công an đang trong quá trình xác định danh tính người phụ nữ tử vong trong thi thể lìa đầu ở chung cư quận 7, TP HCM. Theo điều tra ban đầu, người phụ nữ này có tiền sử bệnh trầm cảm.
Thảo Nguyên
Ngày 9/11, Công an quận 7, TP HCM vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một thi thể nữ lìa đầu ở chung cư Hoàng Anh Thanh Bình ở quận 7. Bước đầu xác định người phụ nữ tử vong tại giếng trời chung cư trên là chị N.T.A.T (33 tuổi) cư trú tại tầng 31 Bock B của chung cư. Theo đó, chị T. sống cùng em gái và cháu.
Điều tra ban đầu cho thấy, người phụ nữ này có tiền sử bệnh trầm cảm. Bước đầu khám nghiệm hiện trường cho thấy không có dấu hiệu bất thường ngoài những vết va đập dọc giếng trời từ các tầng chung cư đến lầu 3.
Theo báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Báo cáo này cũng cho biết thêm có khoảng 30% dân số Việt Nam xuất hiện các rối loạn về tâm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Có những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử. Ảnh: Internet.
Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến người bệnh khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.
Dấu hiệu thường gặp ở người trầm cảm
Nét mặt luôn trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
Mất hết mọi hứng thú trong cuộc sống, đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần gũi người thân, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.
Ăn ít cảm giác không ngon miệng, lạt miệng.
Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
Đầu óc khó tập trung, do dự không “quyết” được, không đối phó được, hay quên
Hay than phiền nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay mua thuốc uống không hết.
Có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận, quạu cọ.
Giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, cảm thấy bế tắc.
Tự thấy chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.
Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy mình trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm tới cái chết. Ảnh minh họa.
Tại sao trầm cảm lại có nguy cơ tự tử cao?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay có khoảng 350 triệu người bị trầm cảm tức là cứ 20 người có một người đã từng trải qua một lần trầm cảm dù mức độ nặng hay nhẹ. Tình trạng rối loạn trầm cảm thường xảy ra ngay khi tuổi đời còn trẻ, làm giảm khả năng lao động và thường dễ tái phát ở những năm về sau. Trầm cảm ở mức độ nặng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến gánh nặng ngân sách bệnh tật toàn cầu sau tự tử và bệnh tim mạch. Mỗi năm, có khoảng một triệu người tìm đến cái chết do ám ảnh về căn bệnh trầm cảm.
Mời độc giả theo dõi video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.
Các biểu hiện trầm cảm tái diễn nhiều lần và dần trở thành mãn tính, dẫn tới suy giảm khả năng tự chăm sóc, hay nghĩ đến việc tự tử. Lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, thông thường nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam khoảng 2 lần. Trầm cảm có thể gây nguy hiểm đối với người khác bởi từ chính những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự tử của người bệnh. Ví dụ: trường hợp người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người cao tuổi, giết người hàng loạt...
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm như những cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, sự nghiệp đổ vỡ, đối diện với những khó khăn quá lớn, bất hòa kéo dài, phụ nữ sau sinh... Người lớn tuổi thường có biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm tưởng với bệnh già. Người bệnh đôi khi còn không kiểm soát được hành vi của bản thân. Họ nghĩ rằng tự tử là điều duy nhất có thể giải thoát bản thân mình khỏi những nỗi ám ảnh, sự đau khổ dằn vặt. Thực tế thì, ý nghĩ tự tử hay hành vi tự tử, làm hại người khác chính là một triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.
Người bệnh không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để nói rõ vấn đề của mình. Bệnh nhân trầm cảm cần phải thăm khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm. Bạn bè và người thân trong gia đình chính là đường dây nối kết, là yếu tố quan trọng trong chữa trị thành công bệnh trầm cảm. Cần hiểu biết về trầm cảm, hỗ trợ điều trị, giúp đỡ trong cuộc sống, duy trì thường xuyên các hoạt động trước kia của người bệnh. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử, đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân có ý nghĩ muốn chết.
Trùm giang hồ Chúc 'Nhị' khét tiếng thế nào ở Thái Bình?
(VietnamDaily) - Trùm giang hồ Chúc “Nhị” mở hẳn doanh nghiệp tư nhân Mai Anh (Chúc) tại phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình với ngành nghề tư vấn tài chính, kinh doanh và cho vay thế chấp. Thực chất hoạt động kinh doanh của Chúc “Nhị” là tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Công an Thái Bình vừa tạm giữ hình sự đối tượng Lê Mai Anh (có biệt danh là Chúc “Nhị”) và hai con nuôi là Đỗ Văn Hùng (29 tuổi, trú tại xã Thái Học Thái, huyện Thụy, là lái xe khách của công Ty Hoàng Hà) và Hoàng Long Bách (35 tuổi, trú tại Tam Quang, huyện Vũ Thư, là lái xe tắc xi VinFast 17 Plus) để điều tra về tội “Hủy hoại tài sản người khác”.
Dư luận đặt câu hỏi, trùm giang hồ Chúc “Nhị” là ai, khét tiếng thế nào mà khiến dư luận địa phương bức xúc?
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật cảnh cáo
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương do có nhiều vi phạm trong thời gian giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Qua xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy, trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm người đứng đầu về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy định có nội dung không đầy đủ, không đúng nguyên tắc theo quy định của Chính phủ, dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong xử lý nợ xấu, gây thất thu ngân sách nhà nước.