Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 23,659 tỷ đồng trong phiên cuối tháng 6 |
Nhóm vốn hóa lớn giảm nhẹ hơn chỉ số chính với chỉ số VN30-Index đóng cửa giảm 0.83% trong đó FPT, STB, SSI, HPG, MBB, VPB, TPB giảm từ 1-2% mỗi mã. Ở chiều ngược lại, những mã vốn hóa lớn hơn như VIC, VHM, VRE, GAS, MSN, VNM cùng POW tăng nhẹ.
Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ ghi nhận lực bán mạnh hơn đặc biệt là ở các nhóm ngành Thép (HSG, NKG), Hóa Chất (DCM, DPM, LAS), Dầu khí (PVD), Chăn nuôi (BAF, DBC), Chứng khoán (VIX, VND, AGR) giảm khá trong phiên cuối tuần.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị 1135 tỷ đồng trong đó FUEVFVND (278 tỷ), FPT (256 tỷ), TCB (179 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, DGC (43 tỷ), KDH (39 tỷ), MCH (32 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.
Diễn biến thị trường trong phiên |
Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi trong phiên và đà giảm có thể quay trở lại vào cuối phiên. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, các chỉ báo kỹ thuật giảm về gần vùng quá bán cho nên đồ thị giá vẫn có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật trong phiên và các nhà đầu tư không nên bán tháo bằng mọi giá ở các phiên giảm. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm mạnh cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn đang bi quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Chứng khoán Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức 40% danh mục và chưa nên mua mới cho danh mục ngắn hạn.
Theo đồ thị tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 2.9% so với tuần giao dịch trước đó và đồ thị giảm về đường trung bình 20 tuần. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai tích lũy trung hạn cho nên thị trường có thể sẽ biến động hẹp trong vài tuần giao dịch tới và xu hướng trung hạn chưa rõ ràng.
Ngoài ra, xu hướng trung hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư vẫn có thể xem xét mua vào ở các nhịp điều chỉnh cho danh mục đầu tư trung và dài hạn.