Thiên Cung-1 sẽ thải chất độc hại khi rơi xuống Trái Đất

Đơn vị nghiên cứu phi lợi nhuận Aerospace Corp cảnh báo: trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc có thể sẽ rơi xuống Trái Đất vào khoảng tháng 3.2018 và thải ra một lượng chất độc gây nguy hiểm cho con người.

Theo đơn vị này, tuy Thiên Cung-1 sẽ bốc cháy khi rơi xuống Trái Đất, nhưng không có nghĩa mọi thứ sẽ hoàn toàn thành tro bụi. Khoảng 10-40% phần còn lại của nó, bao gồm nhiều mảnh vỡ, vẫn còn nguyên và một vài bộ phận trong đó mang theo chất hydrazine.
Mô hình trạm Thiên Cung-1 - Ảnh: Sina
Mô hình trạm Thiên Cung-1 - Ảnh: Sina 
Người phát ngôn của đơn vị này cho biết: “Có khả năng một chất ăn mòn và cực kì độc hại mang tên hydrazine trên trạm không gian Thiên Cung-1 sẽ còn sót lại khi về lại Trái Đất. Để đảm bảo an toàn, đừng đụng vào bất kì mảnh vỡ nào của nó và hít bất cứ khí nào mà chúng giải phóng ra”.
Hydrazine là một chất không màu, đôi khi ở dạng lỏng hoặc kết tinh, được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, công nghiệp lẫn quân sự. Chất này là một thành phần trong nhiên liệu của các tên lửa.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), con người khi tiếp xúc thời gian ngắn với hydrazine sẽ bị kích ứng mắt, mũi, cổ họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, phù phổi, động kinh và hôn mê. Tiếp xúc trong thời gian dài sẽ khiến gan, thận cùng hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
Theo tính toán của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), địa điểm Thiên Cung-1 rơi sẽ nằm trong hai vĩ tuyến 43 độ Bắc và 43 độ Nam. ESA thông báo vào tháng 2.2018, cơ quan này sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm tập trung dự đoán tình hình rơi của Thiên Cung-1.
Hiện trạm không gian này đang ở độ cao khoảng 300km và vẫn nằm trong quỹ đạo, nhưng dự kiến quỹ đạo này sẽ mất đi vào khoảng tháng 1- 3.2018, và nó sẽ rơi không kiểm soát xuống Trái Đất.
Thiên Cung-1 là một trạm thí nghiệm không gian có kích thước khoảng 15m2, tương đương với khoảng 1/60 kích thước của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Năm 2016, Trung Quốc đã phóng trạm vũ trụ Thiên Cung-2, thay thế cho Thiên Cung-1 bị mất liên lạc vào ngày 16.3.2016.

Chùm ảnh Trung Quốc phóng thành công Thần Châu-10

Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đưa tàu Thần Châu-10 của Trung Quốc bay vào vũ trụ.
 Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đưa tàu Thần Châu-10 của Trung Quốc bay vào vũ trụ.

Toàn thể người dân Trung Quốc nín thở chờ đợi khoảnh khắc tàu vũ trụ Thần Châu-10 rời bệ phóng.
 Toàn thể người dân Trung Quốc nín thở chờ đợi khoảnh khắc tàu vũ trụ Thần Châu-10 rời bệ phóng.

Dự kiến, tàu Thần Châu-10 sẽ lắp ghép với Trạm vũ trụ Thiên Cung-1 sau khoảng 40 giờ kể từ lúc phóng.
 Dự kiến, tàu Thần Châu-10 sẽ lắp ghép với Trạm vũ trụ Thiên Cung-1 sau khoảng 40 giờ kể từ lúc phóng.

Sau đó, ba phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu-10 sẽ chuyển sang Thiên Cung-1 để tiến hành các thí nghiệm y tế và công nghệ vũ trụ.
  Sau đó, ba phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu-10 sẽ chuyển sang Thiên Cung-1 để tiến hành các thí nghiệm y tế và công nghệ vũ trụ.

Thần Châu-10 của Trung Quốc dự kiến sẽ trở về Trái đất sau 13 ngày.
  Thần Châu-10 của Trung Quốc dự kiến sẽ trở về Trái đất sau 13 ngày.

Đông đảo người dân Trung Quốc đến Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi để theo dõi khoảnh khắc tàu Thần Châu-10 rời bệ phóng bay vào vũ trụ.
 Đông đảo người dân Trung Quốc đến Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi để theo dõi khoảnh khắc tàu Thần Châu-10 rời bệ phóng bay vào vũ trụ.

Ba phi hành gia Trung Quốc tham gia sứ mệnh lần này, trong đó có một phụ nữ là Wang Yaping.
 Ba phi hành gia Trung Quốc tham gia sứ mệnh lần này, trong đó có một phụ nữ là Wang Yaping.

Phi hành gia Wang cũng là người phụ nữ Trung Quốc thứ hai bay vào vũ trụ, sau nữ phi hành Liu Yang trong sứ mệnh Thần Châu-9 vào năm 2012.
 Phi hành gia Wang cũng là người phụ nữ Trung Quốc thứ hai bay vào vũ trụ, sau nữ phi hành Liu Yang trong sứ mệnh Thần Châu-9 vào năm 2012.

Phi hành gia Nie Haisheng là người chỉ huy sứ mệnh phóng tàu vũ trụ lần này.
 Phi hành gia Nie Haisheng là người chỉ huy sứ mệnh phóng tàu vũ trụ lần này.

Nhà du hành vũ trụ thứ 3 là Zhang Xiaoguang.
 Nhà du hành vũ trụ thứ 3 là Zhang Xiaoguang.

Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tới Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi để chào tạm biệt 3 phi hành gia và theo dõi tàu vũ trụ được phóng lên.
 Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tới Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi để chào tạm biệt 3 phi hành gia và theo dõi tàu vũ trụ được phóng lên.

Ba phi hành gia vẫy tay chào Chủ tịch Tập Cận Bình trước khi thực hiện sứ mệnh cao cả bay vào vũ trụ.
 Ba phi hành gia vẫy tay chào Chủ tịch Tập Cận Bình trước khi thực hiện sứ mệnh cao cả bay vào vũ trụ.

Sững sờ vẻ đẹp hút hồn của Trái Đất từ không gian

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được các nhà du hành vũ trụ làm việc trên trạm vũ trụ ISS chụp lại khi trạm vũ trụ này bay vòng quanh Trái Đất.

Bức ảnh chụp cơn bão mùa xuân ở bờ biển phía tây nam Australia được chụp từ trạm vũ trụ ISS ngày 29/3/2014.

Bức ảnh chụp cơn bão mùa xuân ở bờ biển phía tây nam Australia được chụp từ trạm vũ trụ ISS ngày 29/3/2014.

Tin mới