Thiên nhiên tàn khốc: Khi cả ngôi làng trở thành nhà hỏa táng

Bụi tro bao phủ nhiều đường sá, nhà cửa, đất trồng. Những căn nhà phút chốc hóa thành "lò nướng" và cả ngôi làng như một nhà hỏa táng khổng lồ khi núi lửa Fuego ở Guatemala "thức giấc".

Thiên nhiên tàn khốc: Khi cả ngôi làng trở thành nhà hỏa táng

Đó là lời kể của tình nguyện viên cứu hỏa Francisco Flores, người đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân tại San Miguel Los Lotes, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi núi lửa Fuego bất ngờ phun trào hôm 3-6. Nhiều thi thể phủ dày tro bụi và lực lượng cứu hộ phải dùng búa tạ đập vỡ các mái nhà để tìm kiếm người mắc kẹt.

Một số người may mắn sống sót trở về làng San Miguel Los Lotes phải chịu đựng nỗi đau mất nhà cửa lẫn người thân trong dòng dung nham và tro bụi.

Ông Francisco Quiche, 46 tuổi, nói với hãng tin Reuters trong nước mắt rằng con trai và con dâu đang mang thai của ông đều thiệt mạng ngay trong nhà. Đứng trước căn nhà đổ nát, ông Ines Lopez đau buồn nói với báo Prensa Libre (Guatemala): "Mẹ tôi đã bị chôn ở đây, cả gia đình tôi bị vùi lấp ở đây".

Một người đàn ông không kìm được nước mắt khi nhìn nơi mình ở tan hoang sau cơn thịnh nộ của núi lửa Ảnh: AP
 Một người đàn ông không kìm được nước mắt khi nhìn nơi mình ở tan hoang sau cơn thịnh nộ của núi lửa Ảnh: AP

Một số người dân địa phương bất mãn nói họ không được thông báo về vụ núi lửa phun trào và chỉ trích chính quyền địa phương ứng phó chậm trễ. Ông Rafael Letran, một người dân ở thị trấn El Rodeo, bức xúc: "Ủy ban Xử lý thảm họa quốc gia Guatemala (CONRED) chưa bao giờ kêu gọi chúng tôi sơ tán. Khi dung nham tràn đến, họ lái xe tải tới thông báo chúng tôi rời đi nhưng không dừng xe lại để đón người dân".

Bà Hilda Lopez kể lại mẹ và em gái vẫn mất tích sau khi hơi nóng, tro, đá từ miệng núi lửa đổ ụp xuống làng San Miguel Los Lotes. "Chúng tôi đang ăn mừng một đứa trẻ chào đời thì một người hàng xóm hét lên rằng dung nham đang tràn đến. Chúng tôi không tin nhưng khi ra ngoài thì dung nham đã lan ra đường. Mẹ tôi bị mắc kẹt ở đó, bà ấy không thể ra ngoài" - bà Lopez đau đớn nhớ lại.

Tổng thống Jimmy Morales đã tuyên bố 3 ngày quốc tang và đến thăm các trại trú ẩn và khu vực bị ảnh hưởng. Theo báo Sydney Morning Herald (Úc), bà Eufemia Garcia kể với tổng thống trong nước mắt rằng gia đình bà hơn 20 người đã mất tích trong thảm họa.

Thi thể một đứa trẻ được tìm thấy sau thảm họa núi lửa. Ảnh: AP
 Thi thể một đứa trẻ được tìm thấy sau thảm họa núi lửa. Ảnh: AP
Thi thể các nạn nhân thiệt mạng trong vụ núi lửa phun dung nham được đưa đi chôn cất hôm 4/6. Ảnh: AP
 Thi thể các nạn nhân thiệt mạng trong vụ núi lửa phun dung nham được đưa đi chôn cất hôm 4/6. Ảnh: AP
Lực lượng cứu hộ có mặt tại khu vực núi lửa Fuego. Ảnh: AP
 Lực lượng cứu hộ có mặt tại khu vực núi lửa Fuego. Ảnh: AP

Hiện số người chết đã lên đến 75 và dự kiến còn tăng khi những người dân ở vùng núi xa xôi không kịp sơ tán. Ông Otto Mazariegos, Chủ tịch Hiệp hội Lực lượng cứu hỏa thành phố và khu vực, cho biết nhiều thi thể bị chôn vùi hoàn toàn và số người chết có thể lên đến hàng trăm khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được một số khu vực phía Nam núi lửa. Trong khi đó, số người mất tích là hơn 200.

Ông Mazariegos cảnh báo đây là đợt phun trào dung nham lớn đầu tiên ở Guatemala kèm theo một số loại khí có thể gây nhiễm trùng mắt và bệnh hô hấp. Ngoài ra, khu vực quanh núi Fuego có nguy cơ mưa axít dẫn đến ngộ độc.

Ông Eddy Sanchez, Giám đốc Viện Địa chấn, núi lửa và khí tượng Insivumeh, nói với đài RTE (Ireland) rằng núi lửa dự kiến giảm hoạt động trong những ngày tới nhưng thời tiết mưa nhiều sẽ gây khó khăn cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

Núi lửa phun trào dung nham. Ảnh: AP
 Núi lửa phun trào dung nham. Ảnh: AP
Núi lửa Fuego phun tro bụi ở Guatemala. Ảnh: AP
 Núi lửa Fuego phun tro bụi ở Guatemala. Ảnh: AP
Một chiếc xe bị phủ đầy tro bụi núi lửa. Ảnh: AP
 Một chiếc xe bị phủ đầy tro bụi núi lửa. Ảnh: AP

Núi lửa phun trào dữ dội như thế nào?

Trái Đất có một lịch sử địa chất được ghi nhận đầy khốc liệt với hàng loạt những cơn "giận dữ" của thiên nhiên. Vậy núi lửa phun trào dữ dội như thế nào?

Núi lửa phun trào dữ dội như thế nào?
Chỉ số bùng nổ núi lửa (VEI) được đánh giá dựa trên kích thước và mức độ phun trào Với thang điểm từ 0 đến 8

“Quả bom hẹn giờ khủng khiếp nhất Trái đất” bắt đầu bùng nổ

Khu vực xung quanh siêu núi lửa bắt đầu xuất hiện những cột nước ngầm phun trào, kết hợp cùng với hàng chục trận động đất, khiến nhiều người liên tưởng đến thảm họa tồi tệ nhất.

“Quả bom hẹn giờ khủng khiếp nhất Trái đất” bắt đầu bùng nổ

Theo Express, các chuyên gia tại Công Quốc gia Yellowstone, nơi có siêu núi lửa cùng tên nói đã nhìn thấy cột nước khổng lồ xuất hiện cuối tuần trước.

Cách quan sát những ngôi sao đầu tiên sau vụ nổ vũ trụ

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, các phi hành gia có cơ hội để quan sát trực tiếp ánh sáng từ một trong những ngôi sao đầu tiên được sinh ra sau vụ nổ vũ trụ lớn cách gần 14 tỷ năm trước.

Cách quan sát những ngôi sao đầu tiên sau vụ nổ vũ trụ

Các mô hình hiện tại cho thấy thế hệ sao đầu tiên có niên đại từ 200 đến 400 triệu năm tuổi sau vụ nổ lớn. Những ngôi sao đầu tiên như vậy có quãng đời ngắn, nhanh tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân của chúng trước khi nổ tung và từ đó cung cấp nhiều hạt giống vũ trụ bao gồm các nguyên tố nặng.

Phát hiện ánh sáng từ các thiên hà đầu tiên nằm trong tầm với của James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2020, cho thấy kính này có thể phát hiện các ngôi sao riêng lẻ trên một khoảng không gian và thời gian rộng lớn nhất định ngay từ sâu thẳm.

Tin mới