Thiết bị giúp phát hiện virus corona chỉ trong 40 phút

Thiết bị có thể phát hiện virus corona chỉ sau 40 phút từ khi lấy mẫu đến khi cho kết quả, nhanh hơn nhiều so với thiết bị hiện tại.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) vừa phát minh ra thiết bị di động giúp phát hiện virus corona (hay 2019-nCoV) chỉ trong vòng 40 phút và được xem là nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Thiet bi giup phat hien virus corona chi trong 40 phut
 
Để làm điều đó, HKUST đã sử dụng công nghệ chip vi lỏng mới nhất thay vì dựa trên công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện đang sử dụng trong các thiết bị hiện tại, vốn phải mất từ 1,5 đến 3 giờ để cho ra kết quả.
PCR là công nghệ sinh học phân tử được sử dụng để khuếch đại các đoạn DNA cụ thể nhằm tách RNA của virus. Với tính chất này, tốc độ thay đổi nhiệt độ là chìa khóa quyết định hiệu quả của quá trình khuếch đại DNA, có nghĩa nhiệt độ càng cao thì thiết bị có thể rút ngắn trong việc đưa ra một kết quả. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của HKUST phát triển một mô-đun siêu nhỏ dựa trên silicon để giải quyết nhược điểm mà PCR gặp phải.
Thiet bi giup phat hien virus corona chi trong 40 phut-Hinh-2
 
Cụ thể, nó sử dụng máy sưởi siêu nhỏ có khối lượng nhiệt thấp hơn và độ dẫn nhiệt tốt hơn giúp tăng tốc độ tăng nhiệt độ lên khoảng 300C mỗi giây thay vì mức trung bình 4-50C/giây trong các thiết bị PCR thông thường. Nhờ vậy thời gian phát hiện virus giảm đáng kể. 
Nhằm đưa công nghệ này vào cuộc sống, công ty khởi nghiệp về công nghệ sinh học Shineway Technology đã thử nghiệm thiết bị từ HKUST với một chuỗi virus corona vào ngày 20/1, sau đó tạo ra bộ thử nghiệm chỉ 1 tuần sau đó.
Bộ thử nghiệm có kích thước 330 x 320 x 160 mm khá nhẹ và có tính di động cao để kiểm tra nhanh tại các địa điểm như trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, hải quan, kiểm tra xuất nhập cảnh và phòng kiểm dịch, viện dưỡng lão… Nó có thể kiểm tra đến 8 mẫu cùng một lúc cho các loại bệnh cúm.
Thiet bi giup phat hien virus corona chi trong 40 phut-Hinh-3
 
Hiện hai bộ thử nghiệm đã được gửi đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDCP) ở Thâm Quyến và Quảng Châu sử dụng, trong khi hai bộ khác đang được chuyển đến CDCP ở Hồ Bắc và Nam Sa (Quảng Đông). Theo Shineway Technology, bộ thử nghiệm đạt chứng nhận CE (tiêu chuẩn của châu Âu) để có thể chuyển sang các quốc gia thuộc khối EU sử dụng.

Khám phá loạt gián điệp động vật bí mật của CIA

Thời chiến tranh lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng động vật gồm chim bồ câu, quạ, cá heo và mèo là những động vật gián điệp để thực hiện các nhiệm vụ bí mật.

Hôm 14/9, đài BBC đưa tin CIA gần đây tiết lộ chi tiết các nhiệm vụ gián điệp bí mật của họ thời chiến tranh lạnh.

Động vật gián điệp đầu tiên được nhắc tới là chim bồ câu. CIA sử dụng "gián điệp" này để chụp ảnh những địa điểm nhạy cảm bên trong lãnh thổ Liên Xô.

Tại trụ sở của CIA ở Langley, bang Virginia – Mỹ, có một bảo tàng không mở cửa cho công chúng. Ở đó, một con chim bồ câu gắn máy ảnh được đem ra trưng bày. Theo hồ sơ mới tiết lộ, CIA dùng chim bồ câu trong hoạt động có tên mã "Tacana" vào những năm 1970. Chúng được gắn những chiếc máy ảnh tí hon với khả năng chụp ảnh tự động.

Hồi Thế chiến thứ hai, một nhánh thuộc tình báo Anh là MI14 cũng sử dụng chim bồ câu để thu thập thông tin chi tiết về các vị trí phóng tên lửa và trạm radar của Đức.

Kham pha loat gian diep dong vat bi mat cua CIA
Thời chiến tranh lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng động vật gồm cả quạ để thực hiện các nhiệm vụ bí mật. Ảnh: The News. 

Ngoài chim bồ câu, CIA còn huấn luyện một con quạ lấy những vật nhỏ có trọng lượng lên tới 40g từ bệ cửa sổ. Họ chiếu tia laser để đánh dấu mục tiêu và một chiếc đèn đặc biệt kéo con chim trở lại.

Trước đó, một hoạt động do CIA tiến hành được gọi là "Acoustic Kitty" liên quan đến việc đặt thiết bị nghe lén trên một con mèo. Vào những năm 1960, CIA cũng dùng cá heo để thực hiện các nhiệm vụ dưới nước. Năm 1967, CIA đã chi hơn 600.000 USD cho 3 chương trình liên quan đến cá heo, chim, chó và mèo. Trong đó, chim bồ câu tỏ ra hiệu quả nhất và đến giữa thập niên 1970, CIA bắt đầu thực hiện một loạt nhiệm vụ mang tính thử nghiệm.

Chim bồ câu được gắn máy ảnh trị giá 2.000 USD, nặng 35g kết hợp với đai dưới 5g. Các thử nghiệm cho thấy khoảng một nửa trong số 140 bức ảnh thu được có chất lượng tốt.

Còn cá heo được CIA huấn luyện để thay thế thợ lặn đặt chất nổ trên các tàu đang neo đậu hoặc di chuyển, lẻn vào các bến cảng của Liên Xô và để lại thiết bị phát hiện tên lửa hoặc thu thập thông tin từ tàu ngầm.

Cậu bé bị mất tích được tìm nhờ máy bay không người lái

(Kiến Thức) - Một tình nguyện viên trong nhóm tìm kiếm đã sử dụng máy bay không người lái gắn camera tầm nhiệt và tìm thấy cậu bé bị mất tích.

Trang ibtimes đưa tin một cậu bé 6 tuổi đi lạc cùng chú chó của mình đã được tìm thấy ở cánh đồng ngô sau một đêm nhờ chiếc máy bay không người lái có gắn camera tầm nhiệt.

Cảnh sát trưởng tại quận Sherburne (Minnesota, Mỹ) cho biết Ethan Haus được phát hiện vào khoảng 2h sáng ngày 23/10 tại một cánh đồng gần nhà. Cậu bé đã đi lạc từ chiều ngày 22/10 và mất tích trong 10 tiếng trước khi được tìm thấy. Ethan đã được đưa tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay sau đó.

Cau be bi mat tich duoc tim nho may bay khong nguoi lai
Ethan được tìm thấy tại một cánh đồng ngô gần nhà. Ảnh: ibtimes. 

Tin mới