Thiết giáp "kẻ hủy diệt" BMPT của Nga bị UAV Ukraine hạ gục

Máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) đang là ác mộng của phương tiện cơ giới trên chiến trường Ukraine, ngay cả với thiết giáp BMPT được mệnh danh là "kẻ hủy diệt" của Quân đội Nga.

Thiết giáp "kẻ hủy diệt" BMPT của Nga bị UAV Ukraine hạ gục
Quân đội Ukraine đã tấn công một xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator hiếm hoi của Nga với sự hỗ trợ của máy bay không người lái FPV. Đoạn video liên quan đã được công khai trên Internet.
Thiet giap
Theo thông tin đăng tải, đại đội máy bay tấn công không người lái của Lữ đoàn cơ giới độc lập (OMBr) số 110 đã đánh trực diện vào chiếc BMPT Terminator ở khu vực Avdiivka.
Chiếc BMPT của Nga với cặp pháo tự động 30 mm đã bắn vào các vị trí của Quân đội Ukraine, cố gắng đánh bật bộ binh khỏi điểm chốt.
Tuy nhiên các binh sĩ của OMBr 110 đã theo dõi được phương tiện thiết giáp của Nga và đánh trúng nó hai lần bằng máy bay không người lái FPV, gây hư hỏng nặng cho "Kẻ hủy diệt".
 

Nhìn chung kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, ngoài cỗ máy này, các nhà phân tích của Dự án Oryx đã ghi lại sự phá hủy đối với một chiếc "Kẻ hủy diệt" và thiệt hại của hai chiếc nữa.

Ngoài ra ở nửa sau video, Quân đội Ukraine còn cho thấy cú đánh liên tiếp vào khoang động cơ của xe tăng T-80 khiến nó hư hại nặng và đánh giá về quy mô của đám cháy, chiếc xe đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Có thể xác định chính xác vị trí hại của xe chiến đấu hỗ trợ tăng "Kẻ hủy diệt" và xe tăng T-80 của Nga là tại khu vực ngoại ô phía Đông Avdiivka.
Thiet giap
Vị trí xảy ra cuộc tấn công của máy bay không người lái FPV Ukraine trên chiến trường Avdiivka.
"Kẻ hủy diệt" BMPT là phương tiện chiến đấu đa năng đặc biệt, được thiết kế theo ý tưởng nhằm hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị xe tăng.
BMPT có khả năng đối phó với các mục tiêu được bọc thép cũng như xe tăng, công sự và nhân lực. Với mục đích này, cỗ máy trên được trang bị 2 pháo tự động cỡ nòng 30 mm, 2 súng phóng lựu tự động AG-30, cũng như hệ thống tên lửa chống tăng Ataka.
Trong quá trình sản xuất BMPT tại doanh nghiệp Uralvagonzavod, khung gầm, các chi tiết phần thân, cụm và bộ phận của xe tăng T-90A đã được tận dụng. Kíp chiến đấu của xe gồm có 5 người.
Ngoài ra vào tháng 8 năm nay, các sĩ quan đặc nhiệm của Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBU) đã tấn công một chiếc BMPT Terminator khác bằng máy bay không người lái FPV.
>>>Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc Ukraine đứng sau âm mưu đầu độc nhiều phi công Nga.


Xe tăng Ukraine chỉ là "con hổ giấy" trước thiết giáp Nga?

Ukraine từng sản xuất ra những chiếc xe tăng hàng đầu thế giới, thế nhưng đến thời điểm hiện tại những chiếc xe tăng này vẫn chưa được một lần tham chiến.

Xe tăng Ukraine chỉ là "con hổ giấy" trước thiết giáp Nga?
Xe tang Ukraine chi la
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Ukraine sáng ngày 24/2, các lực lượng Nga đã báo cáo việc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine chỉ trong vòng 2-3 giờ, đánh chiếm nhiều căn cứ không quân và trung tâm dân cư, phá hủy 254 xe tăng Ukraine và các loại khác xe bọc thép.  

Video nóng: Lính Azov bắn hạ thiết giáp Nga chỉ trong vài giây

Video được binh lính Azov đăng tải lên trang web chính thức của lực lượng này, cho thấy pha tấn công chỉ mất vỏn vẹn chưa tới 10 giây.

Video nóng: Lính Azov bắn hạ thiết giáp Nga chỉ trong vài giây

Một video, được đưa lên bởi Tiểu đoàn Azov, cho thấy hình ảnh một người lính khai hỏa tên lửa này vào một xe bọc thép của Nga.

Video ghi lại cảnh lính Azov dùng súng chống tăng tấn công xe tăng Nga chỉ trong vài giây.

Các vũ khí chống tăng và vũ khí phá giáp như Javelin, NLAW và MATADOR đang là những khí tài tiêu biểu được cung cấp tới Ukraine. Trong một buổi họp ngày 16/3 vừa qua, đại diện Nhà Trắng cho biết “vũ khí phá giáp và các hệ thống phòng không đang trực tiếp bảo vệ đất nước này.”

Bộ Quốc phòng Đức đã đặt mua 2,650 tên lửa MATADOR hỗ trợ Ukraine, theo một báo cáo tháng 3 vừa qua. Số tên lửa này được mua với hợp đồng trị giá 25 triệu USD, và sẽ tiếp tục ký kết một hợp đồng sản xuất thêm 2,450.

Hệ thống tên lửa MATADOR, với tên gọi tại trị trường Châu Âu là RGW 90, là một hệ thống tên lửa phá giáp tầm gần không định vị, và có thể bắn từ trên vai được phát triển bởi Israel, Singapore và Đức.

Hệ thống này được phát triển để có thể hoạt động ở các khu vực nội đô chật chội, với khả năng xuyên thủng xe bọc thép và hầu hết xe tăng cỡ nhỏ. Ngoài ra, hệ thống này cũng mang khả năng công phá tường bao, tạo lối di chuyển vào các tòa nhà. Nó được coi là “một trong những hệ thống nhẹ nhất hạng cân” và cực kỳ linh hoạt.

Hơn nữa, MATADOR cũng có thể được sử dụng để bắn bom khói và đạn phát sáng ngoài loại đạn phá giáp thông thường cùng tầm bắn 500m.

Xe tăng và pháo kéo "lạc trôi" trong cuộc xung đột Ukraine

Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ cho biết, các loại pháo kéo và xe tăng tỏ ra quá kém hiệu quả ở Ukraine, thậm chí còn dễ dàng bị tiêu diệt bởi hoả lực bộ binh của đối phương.

Xe tăng và pháo kéo "lạc trôi" trong cuộc xung đột Ukraine
Tạp chí Popular Mechanics đã chỉ ra nhiều loại vũ khí dần trở nên vô dụng trong cuộc xung đột Ukraine, trong đó có lựu pháo kéo và xe tăng. Cụ thể, trong ấn phẩm của mình, tạp chí Popular Mechanics cho biết, các loại pháo kéo đã ra đời từ trước thời Napoleon, ngày nay dường như không còn phù hợp với chiến trường xung đột hiện đại, nơi mà tốc độ và thời cơ chỉ tính bằng phút - thậm chí bằng giây.
Việc chuyển trạng thái của pháo kéo từ di chuyển sang cố định để tấn công, mất rất nhiều thời gian và có thể dẫn đến việc bị lỡ thời cơ. Trong khi đó, việc chuyển trạng thái từ tấn công sang di chuyển - cũng mất nhiều thời gian không kém, khiến kíp chiến đấu có khả năng bị phản pháo từ đối phương.

Tin mới