Thiết kế tiêm kích cho tàu sân bay mới khiến Trung Quốc đau đầu

Thiết kế tiêm kích cho tàu sân bay mới khiến Trung Quốc đau đầu

(Kiến Thức) - Dự kiến tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ có hệ thống đường băng thẳng và cất cánh bằng máy phóng - điều này đòi hỏi phải có một loại chiến đấu cơ phù hợp.

Xem toàn bộ ảnh
Một trong những loại máy bay đang được Trung Quốc nỗ lực hoàn thiện để có thể hoạt động được trên tàu sân bay tiếp theo của nước này đó là  tiêm kích J-20 - loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những loại máy bay đang được Trung Quốc nỗ lực hoàn thiện để có thể hoạt động được trên tàu sân bay tiếp theo của nước này đó là tiêm kích J-20 - loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: BI.
Với các chiến đấu cơ J-20 hiện tại của Trung Quốc, chắc chắn sẽ cần có nhiều cải biên hoặc thậm chí là một phiên bản hoàn toàn mới để đáp ứng được yêu cầu cất - hạ cánh từ tàu sân bay với máy phóng và dây hãm đà. Nguồn ảnh: BI.
Với các chiến đấu cơ J-20 hiện tại của Trung Quốc, chắc chắn sẽ cần có nhiều cải biên hoặc thậm chí là một phiên bản hoàn toàn mới để đáp ứng được yêu cầu cất - hạ cánh từ tàu sân bay với máy phóng và dây hãm đà. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, khi mà những chiếc tiêm kích J-20 vẫn chưa được hoàn thiện một cách hoàn chỉnh, hệ thống động cơ và lực đẩy vẫn còn rất nhiều vấn đề thì nhiều khả năng việc đưa chiến đấu cơ này lên tàu sân bay trong vài năm tới là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, khi mà những chiếc tiêm kích J-20 vẫn chưa được hoàn thiện một cách hoàn chỉnh, hệ thống động cơ và lực đẩy vẫn còn rất nhiều vấn đề thì nhiều khả năng việc đưa chiến đấu cơ này lên tàu sân bay trong vài năm tới là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: BI.
Đó là chưa kể đến việc, tiêm kích J-20 hoàn toàn có thể mất khả năng tàng hình nếu thiết kế bên ngoài của nó bị chỉnh sửa quá nhiều - một điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết tâm muốn đưa J-20 lên hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.
Đó là chưa kể đến việc, tiêm kích J-20 hoàn toàn có thể mất khả năng tàng hình nếu thiết kế bên ngoài của nó bị chỉnh sửa quá nhiều - một điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết tâm muốn đưa J-20 lên hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh tuy đã thử thành công nhưng chiến đấu cơ J-15 vẫn có khá nhiều nhược điểm khi hoạt động trên tàu sân bay thì J-20 vẫn là một trong hai ứng cử viên sáng giá nhất cho tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh tuy đã thử thành công nhưng chiến đấu cơ J-15 vẫn có khá nhiều nhược điểm khi hoạt động trên tàu sân bay thì J-20 vẫn là một trong hai ứng cử viên sáng giá nhất cho tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Một ứng cử viên sáng giá khác cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc đó là tiêm kích thế hệ năm Shenyang FC-31. Đây là một sản phẩm được chế tạo bởi Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương và hiện tại vẫn còn đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Nguồn ảnh: BI.
Một ứng cử viên sáng giá khác cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc đó là tiêm kích thế hệ năm Shenyang FC-31. Đây là một sản phẩm được chế tạo bởi Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương và hiện tại vẫn còn đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, có thể coi FC-31 là một chiến đấu thế hệ năm hoàn thiện của Trung Quốc với kiểu dáng khí động học hiện đại, hệ thống động cơ nội địa hoàn chỉnh với động cơ WS-13 dự kiến sẽ được trang bị trong tương lai và trọng lượng cất cánh tối đa nhẹ, phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, có thể coi FC-31 là một chiến đấu thế hệ năm hoàn thiện của Trung Quốc với kiểu dáng khí động học hiện đại, hệ thống động cơ nội địa hoàn chỉnh với động cơ WS-13 dự kiến sẽ được trang bị trong tương lai và trọng lượng cất cánh tối đa nhẹ, phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.
Chiếc chiến đấu cơ này có chiều dài rất gọn, chỉ 16,9 mét cùng vơi sải cánh 11,5 mét và tốc độ tối đa Mach 1.8. Bán kính chiến đấu của FC-31 dự kiến sẽ đạt 1250 km và tăng lên tới 2000 km khi nó được trang bị thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài. Nguồn ảnh: BI.
Chiếc chiến đấu cơ này có chiều dài rất gọn, chỉ 16,9 mét cùng vơi sải cánh 11,5 mét và tốc độ tối đa Mach 1.8. Bán kính chiến đấu của FC-31 dự kiến sẽ đạt 1250 km và tăng lên tới 2000 km khi nó được trang bị thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài. Nguồn ảnh: BI.
Bản thân Trung Quốc chưa bao giờ đề cập tới việc phát triển FC-31 thành một chiến đấu cơ cho không quân hải quân và hoạt động trên tàu sân bay. Tuy nhiên truyền thông nước này luôn nhấn mạnh việc FC-31 hoặc một biến thể của nó với vài cải biên nhỏ có thể đáp ứng được yêu cầu của một tàu sân bay không có cầu nhảy cất cánh. Nguồn ảnh: BI.
Bản thân Trung Quốc chưa bao giờ đề cập tới việc phát triển FC-31 thành một chiến đấu cơ cho không quân hải quân và hoạt động trên tàu sân bay. Tuy nhiên truyền thông nước này luôn nhấn mạnh việc FC-31 hoặc một biến thể của nó với vài cải biên nhỏ có thể đáp ứng được yêu cầu của một tàu sân bay không có cầu nhảy cất cánh. Nguồn ảnh: BI.
Trở ngại lớn nhất của Trung Quốc hiện nay đó là chương trình FC-31 mới chỉ nằm trong giai đoạn hoàn thiện, mới chỉ có duy nhất 2 mẫu thử của loại chiến đấu cơ này được cho ra đời hoàn thiện và giá thành của chúng thì vô cùng đắt đỏ, ước tính lên tới 70 triệu USD cho một chiếc. Nguồn ảnh: BI.
Trở ngại lớn nhất của Trung Quốc hiện nay đó là chương trình FC-31 mới chỉ nằm trong giai đoạn hoàn thiện, mới chỉ có duy nhất 2 mẫu thử của loại chiến đấu cơ này được cho ra đời hoàn thiện và giá thành của chúng thì vô cùng đắt đỏ, ước tính lên tới 70 triệu USD cho một chiếc. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc thử nghiệm với tiêm kích thế hệ năm FC-31

GALLERY MỚI NHẤT