Thiếu phụ tùng từ Ukraine, Nga vẫn tạo kỳ tích khi khôi phục được An-124 Ruslan

Thiếu phụ tùng từ Ukraine, Nga vẫn tạo kỳ tích khi khôi phục được An-124 Ruslan

Việc khôi phục khả năng bay cho hai chiếc vận tải cơ hạng nặng An-124 Ruslan trong điều kiện thiếu phụ tùng thay thế được coi là kỳ tích của ngành công nghiệp hàng không Nga.

Xem toàn bộ ảnh
Kể từ năm 2004, doanh nghiệp Aviastar-SP có trụ sở tại Ulyanovsk đã mở rộng quy mô phi đội  vận tải cơ An-124 của Nga thông qua việc hiện đại hóa những chiếc Ruslan dư thừa.
Kể từ năm 2004, doanh nghiệp Aviastar-SP có trụ sở tại Ulyanovsk đã mở rộng quy mô phi đội vận tải cơ An-124 của Nga thông qua việc hiện đại hóa những chiếc Ruslan dư thừa.
Tuy nhiên từ năm 2014, công việc bỗng trở nên khó khăn do Ukraine áp đặt lệnh cấm vận lên Nga sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea, khiến những chiếc An-124 này thiếu hụt nghiêm trọng nguồn phụ tùng thay thế.
Tuy nhiên từ năm 2014, công việc bỗng trở nên khó khăn do Ukraine áp đặt lệnh cấm vận lên Nga sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea, khiến những chiếc An-124 này thiếu hụt nghiêm trọng nguồn phụ tùng thay thế.
Mặc dù đã cố gắng chế tạo sản phẩm tương đương nhưng ngành công nghiệp hàng không Nga vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giảm phụ thuộc vào Ukraine.
Mặc dù đã cố gắng chế tạo sản phẩm tương đương nhưng ngành công nghiệp hàng không Nga vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giảm phụ thuộc vào Ukraine.
Chính vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi mới đây hãng thông tấn RIA Novosti đã cho biết, các doanh nghiệp hàng không nước này vừa phục hồi thêm được 2 chiếc An-124 nữa để sẵn sàng bàn giao trong thời gian tới.
Chính vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi mới đây hãng thông tấn RIA Novosti đã cho biết, các doanh nghiệp hàng không nước này vừa phục hồi thêm được 2 chiếc An-124 nữa để sẵn sàng bàn giao trong thời gian tới.
Trước đó vào năm 2019, công việc tương tự đã được thực hiện trên 3 máy bay loại này. Tất cả chúng đã được bào giao cho lực lượng không gian - vũ trụ Nga.
Trước đó vào năm 2019, công việc tương tự đã được thực hiện trên 3 máy bay loại này. Tất cả chúng đã được bào giao cho lực lượng không gian - vũ trụ Nga.
Hiện chưa rõ các doanh nghiệp trên đã tìm cách lấy được thiết bị thay thế từ đâu, khi ngành chế tạo trong nước chưa đáp ứng được 100% yêu cầu chất lượng.
Hiện chưa rõ các doanh nghiệp trên đã tìm cách lấy được thiết bị thay thế từ đâu, khi ngành chế tạo trong nước chưa đáp ứng được 100% yêu cầu chất lượng.
An-124-100 Ruslan là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất trên thế giới được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 tại Cục thiết kế Antonov (hiện thuộc sở hữu Ukraine).
An-124-100 Ruslan là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất trên thế giới được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 tại Cục thiết kế Antonov (hiện thuộc sở hữu Ukraine).
Chiếc Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện). Trong thời kỳ phát triển, nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây.
Chiếc Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện). Trong thời kỳ phát triển, nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây.
Máy bay vận tải An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 máy bay phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.
Máy bay vận tải An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 máy bay phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.
Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Mỹ nhưng hơi lớn hơn, nó từng được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay, và nhiều loại hàng hoá quá cỡ khác.
Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Mỹ nhưng hơi lớn hơn, nó từng được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay, và nhiều loại hàng hoá quá cỡ khác.
Máy bay An-124 có thể hạ thấp độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng, ngoài cửa mở ở đuôi thì nó còn mở được cả ở cabin phía trước để dễ dàng đưa hàng hóa có kích thước lớn vào trong khoang.
Máy bay An-124 có thể hạ thấp độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng, ngoài cửa mở ở đuôi thì nó còn mở được cả ở cabin phía trước để dễ dàng đưa hàng hóa có kích thước lớn vào trong khoang.
Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.
Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.
Phiên bản quân sự của máy bay vận tải An-124 chở được 150 tấn hàng hoá, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái, nhưng vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù.
Phiên bản quân sự của máy bay vận tải An-124 chở được 150 tấn hàng hoá, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái, nhưng vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù.
Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng siêu nặng An-124-100 Ruslan: chiều dài 68,96 m; sải cánh 73,3 m; chiều cao 20,78 m; trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn; kíp điều khiển 6 người.
Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng siêu nặng An-124-100 Ruslan: chiều dài 68,96 m; sải cánh 73,3 m; chiều cao 20,78 m; trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn; kíp điều khiển 6 người.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.

GALLERY MỚI NHẤT