Thở cũng có thể nhiễm vi rút Ebola?

(Kiến Thức) -  Nhiều chuyên gia y tế đang dấy lên nghi vấn chuyện gì sẽ xảy ra nếu loại vi rút nguy hiểm này lân lan qua không khí.

Trước tình hình số lượng bệnh nhân nhiễm Ebola ngày càng tăng lên nhanh chóng ở tâm dịch Tây Phi, nhiều chuyên gia y tế đang dấy lên nghi vấn chuyện gì sẽ xảy ra nếu loại vi rút nguy hiểm này lân lan qua không khí.
"Tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh loại vi rút này lây truyền qua không khí", Tiến sĩ David Sanders, giáo sư sinh học tại Đại học Purdue phát biểu hôm thứ Tư vừa qua.
Tuy nhiên, ông này cũng cảnh báo rằng khả năng vi rút này đột biết và lây lan qua không khí là không thể tránh khỏi. "Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy Ebola có khả năng xâm nhập vào mô phổi của con người giống như vi rút cúm, do đó, không loại trừ khả năng nó có thể đi vào phổi thông qua không khí", ông Sanders nói thêm.
Ebola có thể lây lan qua không khí.
Ebola có thể lây lan qua không khí.
Hồi cuối tháng 9, các nhà nghiên cứu Canada cho biết nghiên cứu của họ đã tìm ra nguyên do lây lan nhanh chóng của Ebola ở Tây Phi có thể là do lây truyền từ người sang người thông qua không khí.
Thêm vào đó, viết trên tờ New York Times, tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm tại Trường đại học Minnesota (Mỹ) cho biết những chuyên gia nói trên ngại công khai bàn về lo sợ của họ vì e mọi người sẽ hoảng loạn.
Dự đoán về diễn biến trong tương lai của đại dịch hiện tại, ông nói: “Khả năng thứ hai khiến các nhà nghiên cứu vi rút miễn cưỡng thảo luận công khai, nhưng lại bàn riêng với nhau là có thể có loại Ebola biến thể lây qua không khí”.
Ông này còn nói thêm rằng các nhà khoa học trên toàn thế giới không nắm hết được các gen để có thể xác định vi rút Ebola sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian. Hiện Ebola lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh. Nhưng tiến sĩ Osterholm cảnh báo các loại vi rút tương tự như Ebola nổi tiếng với khả năng tự nhân bản và tự sinh sôi. Điều này đồng nghĩa với việc Ebola bùng phát đầu tiên ở Guinea hồi tháng 3 có thể khác với loại đang tấn công Nigeria, Congo và Cameroon.
Lấy ví dụ như vi rút cúm gia cầm H1N1 hồi năm 2009, tiến sĩ Osterholm nói: “Nếu xảy ra biến thể, thì có nghĩa là chỉ cần thở thôi cũng đã khiến người ta có nguy cơ bị nhiễm Ebola”.
"Khả năng của nó lây lan qua đường không khí có thể dẫn đến lây lan toàn cầu không thể kiểm soát được", Francis Smart trợ lý y tế nói.
Trước đó, tại hội nghị quốc tế về Ebola mới đây, người đứng đầu cơ quan chống dịch của Liên Hợp Quốc cảnh báo virus có nguy cơ biến thể và lây qua không khí càng cao nếu dịch tiếp tục kéo dài. Ông Anthony Banbury, Tổng thư ký cơ quan phụ trách chống Ebola đặc biệt nhấn mạnh việc căn bệnh chết người lan truyền bằng đường hô hấp là viễn cảnh khủng khiếp nhưng không thể loại bỏ.
Tuy nhiên, nhiều nhóm nghiên cứu và các bác sĩ đã loại bỏ khả năng này. "Trong tất cả các đợt dịch Ebola trước đây, chưa có bằng chứng cho rằng vi rút này lây lan từ người sang người qua đường không khí", tiến sĩ Jeffrey Duchin, giám đốc dịch tễ học về các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng ở Trung tâm y tế cộng đồng Seattle, Washington cho hay.
Dịch bệnh Ebola bùng phát từ tháng 3 năm nay, sau khi ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện ở đông nam Guinea. Từ đó, dịch bệnh Ebola lan rộng sang các nước Tây Phi như Liberia, Sierra Leone, Guinea, Nigeria, Senegal và Congo, hiện nay đã có hơn 9.000 bị nhiễm bệnh và tử vong. Hiện chỉ mới có các loại vắc xin và thuốc thử nghiệm điều trị Ebola.

Tiết lộ bất ngờ về tên gọi virus Ebola

(Kiến Thức) - Virus Ebola được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.

Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.
Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.

"Vũ khí bí mật" chặn đứng khủng hoảng Ebola

(Kiến Thức) - Quyết định gửi quân đội đến Tây Phi để ngăn chặn Ebola được giới chức Mỹ cho rằng đây là "vũ khí bí mật chặn đứng khủng hoảng Ebola".

Sau khi Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông sẽ gửi 3.000 quân đến Liberia để giúp ngăn chặn đại dịch Ebola. Trong khi đó, một vài ý kiến cho rằng quyết định này của Tổng thống Mỹ chỉ là một hành động "lạm dụng" quân đội, là "chống lại chiến tranh chứ không phải vì mục đích y tế".
Thế giới đang đứng trước nguy cơ Ebola lan rộng toàn cầu. Trong khi đó, đã có vài bệnh nhân tử vong bên ngoài vùng tâm dịch, các trường hợp ở Texas và Tây Ban Nha là ví dụ. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu vi rút đột biến và không dừng lại, căn bệnh nguy hiểm này sẽ vượt ra ngoài châu Phi.

Tin mới