Thổ Nhĩ Kỳ không được dùng tiền Mỹ mua HQ-9 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Quốc hội Mỹ có thể thông qua một đạo luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền viện trợ quốc phòng của Mỹ để mua các loại vũ khí từ Trung Quốc.

Theo BBC, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định gây tranh cãi là chọn mua hệ thống tên lửa phòng không FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của hệ thống HQ-9 Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đã phản ứng lại bằng cách sẽ thông qua một đạo luật cấm Ankara dùng tiền viện trợ quốc phòng của Mỹ để mua các loại vũ khí từ Trung Quốc.
Được thiết kế bởi Tổng công ty Xuất khẩu Máy móc Chính xác của Trung Quốc (CPMIEC), hệ thống phòng không FD-2000 đã được lựa chọn bởi lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và đây sẽ là hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa đầu tiên của nước này.
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ chọn FD-2000 bởi vì nó được bỏ thầu thấp hơn các hồ sơ dự thầu khác và giá cả lẫn chi phí chuyển giao công nghệ cũng thấp hơn.Tuy nhiên, Mỹ bày tỏ quan ngại trước thỏa thuận này bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ đang là thành viên khối NATO.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu thỏa thuận này được ký kết, thì hệ thống FD-2000 sẽ được kết nối với các tên lửa phòng không Patriot Mỹ đang được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ sát với biên giới với Syria. Mỹ cũng như các thành viên khác của NATO lo ngại rằng Trung Quốc có thể đánh cắp thông tin quân sự quan trọng trong quá trình hoạt động của FD-2000.
Ngoài ra, CPMIEC của Trung Quốc cũng đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ do bán vũ khí và công nghệ tên lửa cho Iran và Syria .
Theo tờ AFP, Dự luật quốc phòng hàng năm của Mỹ có một điều khoản cho phép Mỹ áp đặt bất kỳ lệnh cấm nào lên các hợp đồng quân sự có khả năng kết nối các hệ thống phòng thủ của Quân đội Trung Quốc với các hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Hiện tại nếu không có sự hỗ trợ kinh tế từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bỏ ra rất nhiều tiền mới có thể đưa các hệ thống FD-2000 vào trong quân đội của mình. Trong khi đó, dự luật này dự kiến sẽ được phê chuẩn tại Thượng viện Mỹ vào đầu tuần tới trước khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quyết định chính thức vào năm tới.

HQ-9: “con lai” của cặp “rồng lửa” S-300 và Patriot

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ -9) bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980 dưới sự chủ trì của Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc). Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ thông qua một bên thứ ba nào đó (có thể là Israel).

Trung Quốc tập trận với tên lửa S-300 “nhái”

(Kiến Thức) - Vừa qua, đơn vị phòng không Đại Quân khu Bắc Kinh đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa “nhái” S-300, mang tên HQ-9.

Theo Tân Hoa Xã, cuộc tập trận tại Tây sa mạc Gobi có sự tham gia của tiểu đoàn tên lửa HQ-9. Trong ảnh là đạn tên lửa HQ-9 rời bệ phóng theo phương thẳng đứng.
 Theo Tân Hoa Xã, cuộc tập trận tại Tây sa mạc Gobi có sự tham gia của tiểu đoàn tên lửa HQ-9. Trong ảnh là đạn tên lửa HQ-9 rời bệ phóng theo phương thẳng đứng.
“Đối phương” xâm nhập khu vực phòng thủ ở độ cao thấp. Đây có thể là loại máy bay Su-30 được dùng đóng giả “quân địch” để đơn vị HQ-9 luyện tập phát hiện mục tiêu.
 “Đối phương” xâm nhập khu vực phòng thủ ở độ cao thấp. Đây có thể là loại máy bay Su-30 được dùng đóng giả “quân địch” để đơn vị HQ-9 luyện tập phát hiện mục tiêu.

Tin mới