Thổ Nhĩ Kỳ muốn lập vùng an toàn bên trong lãnh thổ Syria

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang tìm cách lập một “giới tuyến an toàn” bên trong lãnh thổ Syria.

Reuters đưa tin ngày 17/2, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang tìm cách lập một “giới tuyến an toàn” bên trong lãnh thổ Syria, trong đó sẽ gồm cả thị trấn "nóng bỏng" Azaz gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra tại thị trấn Suruc gần Kobane, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria.
Xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra tại thị trấn Suruc gần Kobane, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria. 
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình A Haber, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yalcin Akdogan nói: “Chúng tôi muốn lập một giới tuyến an toàn dài 10km bên trong lãnh thổ Syria, gồm cả Azaz.”
Tuy nhiên, ông Akdogan không nói rõ về quy mô khu vực được đề xuất, cũng như phương thức thiết lập vùng này.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã thúc đẩy thành lập một khu vực an toàn, được hỗ trợ bởi một vùng cấm bay, để bảo vệ biên giới nước này cũng như bảo vệ người di cư trên lãnh thổ Syria.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng những vụ pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ sang miền Bắc Syria là “hết sức phi pháp.”
Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời người phát ngôn bộ trên, bà Maria Zakharova, nhấn mạnh: “Những gì đang diễn ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hiện nay là hết sức phi pháp… Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào những khu định cư ở bên kia biên giới, chuyển tiền, người và quân nhu tới đó”.

Những hậu quả của vụ TNK bắn hạ máy bay Nga

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Syria sau vụ TNK bắn hạ máy bay ném bom Nga có nguy cơ chuyển từ nội chiến sang đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc quân sự.

Đó là nhận định của tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong vấn đề toàn cầu” (Russia in Global Affairs)  Fyodor Lukyanov đồng thời là  Chủ tịch Đoàn Chủ tịch của tổ chức Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng.
Nhung hau qua cua  vu TNK ban ha may bay Nga
Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov.
Theo Tổng biên tập  Lukyanov, chuyển biến tiêu cực này là có thể đoán trước. Khi  lực lượng vũ trang của các nước lớn hoạt động trong một khu vực chiến sự chật hẹp mà không có sự phối hợp toàn diện,  việc tránh xảy ra sự cố là hầu như không thể. Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga đã làm leo thang căng thẳng đột biến. Nét mặt và những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Vladimir Putin về "cú đâm sau lưng” này cho thấy phản ứng mạnh mẽ của Nga là không thể tránh khỏi. Ông Putin không phải là mẫu chính trị gia “lời nói không đi đôi với việc làm”.

TNK có khả năng đánh chiếm hệ thống tên lửa S-400 của Nga

Theo một cựu phóng viên Nga, TNK có thể đưa một lượng lớn xe tăng vào khu vực triển khai hệ thống tên lửa S-400 của Nga và chiếm hệ thống này.

Kênh truyền hình UkrLife (Ukraine) ngày 1/12 dẫn lời cựu phóng viên Nga Yevgeny Kiselev làm việc trong những năm gần đây ở Ukraine, cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa một lượng lớn xe tăng vào khu vực triển khai hệ thống tên lửa S-400 hiện đại của Nga và chiếm hệ thống phòng không này.

Tin mới