Thỏa thuận Nga-Mỹ mở đường chiến dịch không kích IS ở Syria

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia Nga, thỏa thuận đạt được giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ mở đường cho một cuộc chiến chống phiến quân IS tại Syria một cách hiệu quả hơn.

Thỏa thuận Nga-Mỹ mở đường chiến dịch không kích IS ở Syria
Ngày 30/9, Nga bắt đầu tiến hành các cuộc không kích phiến quân IS tại Syria sau khi Thượng viện Nga cho phép việc sử dụng lực lượng vũ trang ở nước ngoài theo đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Ảnh AP.
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Ảnh AP.
Trước đó, Tổng thống Putin đã gặp người đồng cấp Mỹ Barack Obama bên lề một phiên họp lần thứ 70 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tại New York. Mặc dù có những bất đồng nhưng hai bên đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Nga từng chỉ trích các cuộc không kích IS tại Syria của liên quân do Mỹ cầm đầu không mấy hiệu quả. Moscow khẳng đinh, tất cả các bên quan tâm đến việc ổn định tình hình Syria, trong đó có Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nên tham gia vào chiến dịch này. Mặc dù Mỹ và các nước đồng minh muốn Tổng thống al-Assad từ chức nhưng dường như Washington hạ giọng trong những ngày gần đây.
“Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói, Washington không yêu cầu ông al-Assad từ chức ngay lập tức và một tiến trình chính trị đã bắt đầu, một thỏa hiệp đã đạt được”, Tân Hoa Xã dẫn lời Yevgeni Minchenko – Giám đốc Viện Thẩm định Chính trị có trụ sở tại Moscow.
Theo Andrei Ivanov – chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Đông Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Moscow - Mỹ bắt đầu nhận ra rằng, chính sách của họ đối với Syria đã gặp bế tắc, bởi sự ủng hộ của Washington dành cho lực lượng đối lập al-Assad đã củng cố sức mạnh của các tổ chức khủng bố.
“Do vậy, Mỹ buộc phải tìm cách thoát khỏi bế tắc này”, Ivanov cho hay.
Moscow sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Nga tại khu vực đông Địa Trung Hải, để đảm bảo sự tồn tại của Syria là một quốc gia thực sự chứ không phải là một vị trí trên bản đồ với sự hiện diện của tổ chức khủng bố, Yevgeny Satanovsky – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Đông – nhận định.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng Nga không thể mở rộng sự tham gia trong cuộc chiến tại Syria ít nhất là trong tương lai gần.
“Tôi tin rằng sự hỗ trợ về mặt quân sự và kỹ thuật cũng như việc tiến hành không kích và sự ủng hộ ngoại giao đối với việc ổn định chính trị nội bộ là quá đủ trong thời điểm hiện tại”, Minchenko nói.
Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập kênh thông tin liên lạc ổn định nhằm ngăn các cuộc đụng độ giữa Nga và các nước khác có thể xảy ra.
“Nếu Nga và phương Tây xích lại gần nhau về vấn đề Syria, các bên liên quan sẽ sớm tạo một cơ chế cụ thể trao đổi thông tin và có thể phối hợp hành động. Sự phối hợp sẽ phụ thuộc vào các đối tác phương Tây của chúng tôi”, ông Satanovsky nhấn mạnh.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Ukraine mắc kẹt  trong thế đối đầu Nga-Mỹ
Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket  trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Lựa chọn thời điểm thích hợp và hành động quyết đoán mau lẹ, Nga đã buộc Mỹ và phương Tây thay đổi “luật chơi” ở  Syria.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria
Nga buoc My phai thay doi “luat choi” o Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy các nhà lãnh đạo phương Tây vào "nước bí" trên "bàn cờ" mang tên khủng hoảng Syria.
Tổng thống Nga đưa ra quyết định can dự, thay đổi luật chơi ở Syria vào thời điểm “không thể hợp lý hơn”. Đó là khi nội bộ chính giới Mỹ xuất hiện rạn nứt về chiến lược đối với Syria, nhất là khi kế hoạch trợ giúp vũ khí, trang bị, huấn luyện cho “lực lượng chống đối ôn hòa” thất bại, không đẩy lui được nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Cùng thời điểm, Châu Âu phải vật lộn với khủng hoảng người di cư ở mức độ chưa từng thấy, mà nguyên do chủ yếu là tình hình nội chiến, bất ổn tại Syria, Lybia, Yemen… Khủng hoảng ở Ukraine dần lắng dịu, theo hướng có lợi cho Nga khi chính quyền Kiev phải tính đến công nhận, trao quyền tự quản lớn hơn cho Donbass.
Nhận ra vị thế ngày càng suy yếu của quân đội Syria, Nga quyết định can thiệp quân sự nhằm đáp trả những can dự của Mỹ và đồng minh. Việc tăng cường chuyển giao vũ khí được Nga tiến hành khá dồn dập, nhưng có lẽ Nga đã lên kịch bản cho một tình huống cấp thiết như vậy hơn một năm trước.

Tin mới