Thời khắc lịch sử 30/4/1975 qua hồi ức của Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Đã 49 năm trôi qua nhưng khoảnh khắc dẫn giải Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện ngày 30/4/1975 vẫn vẹn nguyên trong ký ức của Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

 “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải “bối rối”.
Thoi khac lich su 30/4/1975 qua hoi uc cua Trung tuong Pham Xuan The
 Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ bên những bức ảnh về những năm tháng hào hùng.
Quyết tâm sục sôi giành chiến thắng
Nhắc đến ký ức những khoảnh khắc tham gia, chứng kiến giờ phút trọng đại của đất nước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ như vẹn nguyên niềm xúc động.
Năm 1975, ông là Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 304 nằm trong đội hình của Quân đoàn 2, là một trong 5 cánh quân chủ lực (gồm Quân đoàn 2, Quân đoàn 4, Quân đoàn 3, Quân đoàn 1 và Đoàn 232 của quân giải phóng miền Nam). Đơn vị này đảm nhiệm trên hướng Đông cùng các lực lượng của Quân khu V tiêu diệt địch ở phía Tây thành phố Đà Nẵng.
Thoi khac lich su 30/4/1975 qua hoi uc cua Trung tuong Pham Xuan The-Hinh-2
 Ban chỉ huy Trung đoàn 66 họp bàn phương án đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó mang hàm Đại úy, thứ 3 từ phải sang). Ảnh: Tư liệu.
Lúc đó, Quân đoàn 2 thành lập binh đoàn thọc sâu bộ binh cơ giới gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66, Trung đoàn thiếu Bộ binh 18 của Sư đoàn 35 và một số binh chủng bảo đảm khác. Sau khi các đơn vị chiến đấu tiêu diệt cứ điểm, cụm cứ điểm của địch từ vòng ngoài, nhiệm vụ của Binh đoàn là nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu vào nội đô thành phố Sài Gòn.
Trung Đoàn 66 được giao nhiệm vụ đi đầu của đội hình cùng Lữ đoàn Xe tăng 203 và các đơn vị khác tiến đánh khu căn cứ Nước Trong và Tổng kho Long Bình rồi tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn. Bấy giờ, Trung tướng Phạm Xuân Thệ được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66 đi đầu của Binh đoàn thọc sâu.
17h ngày 29/4/1975, đội hình thọc sâu bắt đầu xuất phát. 5h sáng ngày 30/4/1974, đội hình đi đầu gặp địch ở ngã tư quận Thủ Đức, triển khai đội hình chiến đấu. Đối phương bỏ chạy, quân giải phóng tiếp tục hành quân. 6h sáng 30/4/1975, đội hình đầu tiên của quân ta đến cầu Sài Gòn, gặp lực lượng địch gồm xe tăng và bộ binh chốt chặt cầu không cho tiến công vào nội đô.
Đội hình bộ binh của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66 cùng lực lượng xe tăng, Lữ đoàn 203 nổ súng tiến công. Xe tăng và bộ binh của ta bắn cháy 4 xe tăng M41 của địch trên cầu Sài Gòn, bắn cháy 2 tàu chiến dưới sông Sài Gòn. Nhưng quân ta cũng gặp tổn thất nặng nề. Đồng chí Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn xe tăng 203, đã hy sinh ngay trên tháp pháo. 20 chiến sĩ của Tiểu đội 7 cũng hy sinh tại cầu Sài Gòn.
Khoảng 8h sáng 30/4/1930, địch rút trận, đội hình thọc sâu của ta tiếp tục tiến công vào nội đô, mục tiêu là tiến vào Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân Ngụy ở cảng Bạch Đằng…
“Chứng kiến đồng đội hy sinh, tôi và các chiến sĩ đau xót vô cùng. Cùng với đó là ý chí sục sôi, quyết tâm bằng được giành chiến thắng trước quân thù”, Trung tướng Phạm Xuân Thệ xúc động nói.
Vỡ òa sung sướng khi biết đất nước thống nhất
Trung tướng Phạm Xuân Thệ kể lại, ông là người trực tiếp hỏi đường, lái xe tiến vào Dinh Độc Lập. Khoảnh khắc có mặt ở Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 là ký ức không thể quên với ông và đồng đội.
Thoi khac lich su 30/4/1975 qua hoi uc cua Trung tuong Pham Xuan The-Hinh-3
 Đại úy Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội bắt và đưa Tổng thống Dương Văn Minh từ dinh Độc Lập ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa ngày 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu.
“Xe của tôi đi vòng bên trái vào sát tòa nhà. Lúc này, các chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 7 cùng các xe tăng của Lữ đoàn 203 đang tràn vào sân. Khi lên đến tầng 2 của Dinh Độc Lập, chúng tôi gặp một người xưng là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Người đàn ông này cho biết, toàn bộ nội các của chính quyền Dương Văn Minh đang trong phòng họp, mời chúng tôi vào làm việc.
Khi vào bên trong, ông Hạnh giới thiệu Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Tổng thống Dương Văn Minh nói: ‘Chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao’. Ngay lập tức, tôi trả lời: ‘Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả’.
Nghe xong, Dương Văn Minh thoáng chút bối rối thể hiện trên nét mặt và nói xin được bắt tay với Quân giải phóng. Tuy nhiên, tôi đã gạt tay đi. Lúc này, các thành viên của nội các đã tản dần ra ngồi ở ghế, nhưng tôi vẫn kiên quyết bắt Dương Văn Minh phải ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng”, Trung tướng kể lại.
Ông Thệ chia sẻ, lúc ở Đài Phát thanh, nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông và các đồng đội vỡ òa sung sướng. Nghĩ đến việc từ nay đất nước hoàn toàn giải phóng, được về với bố mẹ, gia đình sau nhiều năm không tin tức, thư từ… Cảm giác hạnh phúc đó không dễ gì tả được.
“Tâm trạng lúc bấy giờ của tôi vừa mừng vừa lo. Mừng, là niềm kiêu hãnh của người chiến thắng. Tôi không ngờ mình là một trong hàng triệu con người đi qua cuộc chiến này lại có may mắn được chứng kiến thời khắc cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn. Nhưng lo là vì không biết tự mình quyết định việc Dương Văn Minh phải ra Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng đúng hay sai. Sau đó, đồng chí Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khen ngợi chúng tôi vì xử lý kịp thời và đúng đắn nên mới hết lo”, ông Thệ bồi hồi nhớ lại.
Cùng đồng đội đi tìm, tưởng nhớ những người hy sinh
Trung tướng Phạm Xuân Thệ sinh năm 1947, ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sinh ra ở một làng quê nghèo, do hoàn cảnh gia đình nên sau khi tốt nghiệp cấp 2, dù rất khát khao được học tập, ông đành ở nhà tham gia lao động sản xuất trong hợp tác xã. Sau đó, ông học lái xe tại Trường Đào tạo Lái xe của Công ty Thủy điện Thác Bà. Sau khi anh trai hy sinh ở chiến trường miền Nam, ngày 5/7/1967, ông nhập ngũ, tiếp bước nhiệm vụ còn dang dở của anh.
Thoi khac lich su 30/4/1975 qua hoi uc cua Trung tuong Pham Xuan The-Hinh-4
 Trung tướng Phạm Xuân Thệ và người bạn đời cùng lật giở những kỷ niệm. 
Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, ông Thệ trở về, viết tiếp ước mơ của mình là đi học. Năm 1981, ông tốt nghiệp Học viện Cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam (nay là Học viện Quốc Phòng), về công tác tại Sư đoàn 304.
Cả cuộc đời mình, ông có nhiều đóng góp cho quân đội, sự nghiệp đấu tranh và giải phóng đất nước.
Năm 2009, Trung tướng Phạm Xuân Thệ nghỉ hưu. Từ đó đến nay, tuy tuổi cao, sức khỏe giảm, ông vẫn cùng đồng đội vượt nhiều tỉnh, thành đến các vùng miền tìm đồng đội, tham gia xây dựng tượng đài chiến thắng, thắp nén tâm nhang, cầu siêu cho đồng đội đã hy sinh trong trận chiến năm xưa.
Nỗi day dứt lớn nhất của ông là nhiều đồng đội vẫn chưa tìm được danh tính. Với ông, những đồng đội đã hy sinh xứng đáng được tôn vinh nhiều nhất. “Nhiều người hy sinh ngay khi chiến thắng đã cận kề, họ mới xứng đáng là người được nhắc đến nhiều nhất", Trung tướng Phạm Xuân Đệ xúc động.
Với những cống hiến to lớn cho đất nước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ vinh dự nhận nhiều huân, huy chương, bằng khen của Đảng và Nhà nước, tiêu biểu như: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Hai, Huân chương chiến công Hạng Nhất, hạng Hai, Huân chương chiến công giải phóng…
Trung tướng Phạm Xuân Thệ xứng đáng là tấm gương tiên phong, truyền thống anh bộ đội cụ Hồ cho các thế hệ thanh niên Việt Nam học tập, noi theo.
Mời quý độc giả xem video Anh hùng phi công Phạm Tuân kể về ký ức "Điện Biên Phủ trên không".

Ngắm nhìn những kỷ vật vô giá của chiến thắng Điện Biên Phủ (1)

Những vật dụng tưởng như rất đỗi mộc mạc này đã góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngam nhin nhung ky vat vo gia cua chien thang Dien Bien Phu (1)
 Bộ bàn ghế Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng trong cuộc họp quyết định chủ trương chiến lược Đông Xuân 1953-1954 tại chiến khu Việt Bắc, tháng 9/1953. Cuộc họp này là tiền đề của chiến cục Đông Xuân 1953–1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Hiện vật trưng bày tại BT Lịch sử Quân sử Việt Nam).

Khám phá hiện vật có nguồn gốc đặc biệt ở chiến trường Điện Biên Phủ

Gậy ba-toong của tướng de Castrie, quạt Marelli, cầu vai, phù hiệu các loại... là những thứ mà bội đội Việt Nam thu giữ từ quân Pháp sau trận Điện Biên Phủ.

Kham pha hien vat co nguon goc dac biet o chien truong Dien Bien Phu
Một số đồ dùng sinh hoạt (đồng hồ, bi-đông, đèn pi, ca, bút máy...) của sĩ quan Pháp, chiến sĩ Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 thu được từ hầm chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ. (Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự). 

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Nhân dịp này, xin được giới thiệu đôi nét về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, một địa điểm có vai trò rất quan trọng với lịch sử Việt Nam thời hiện đại.

Tin mới