Thời nhà Thanh người ta nghĩ ra cách tàn nhẫn để nối dõi tông đường

Những người nghèo thời Thanh đã phải tìm đến cách làm tàn nhẫn để được nối dõi tông đường.

Thời nhà Thanh người ta nghĩ ra cách tàn nhẫn để nối dõi tông đường

Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc nói chung và nhà Thanh nói riêng, nếu một người đàn ông muốn cưới vợ sẽ phải tốn rất nhiều chi phí, thế nên những người nghèo, muốn đường đường chính chính cưới vợ là việc dường như không thể.

Tuy nhiên, việc nối dõi tông đường là việc vô cùng quan trọng với người Trung Quốc và các nước châu Á. Ngay cả khi chết đi cũng phải để lại con cháu trước khi chết để có người thờ cúng. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, một hủ tục mang tên “mượn vợ” đã xuất hiện trong lịch sử.

Các gia đình nghèo không đủ khả năng để chi trả cho việc cưới vợ sẽ “mượn vợ” của người khác nhằm giúp duy trì nòi giống, song việc này đòi hỏi một khoản phí nhất định.

Thoi nha Thanh nguoi ta nghi ra cach tan nhan de noi doi tong duong

Khế ước “mượn vợ” dưới thời nhà Thanh. Nguồn: Kknews.

Không giống như xã hội hiện đại, phụ nữ thời phong kiến gần như không có địa vị trong xã hội và không được coi trọng. Đặc biệt là trong hôn nhân, phụ nữ không được tự do hôn nhân và đáng buồn hơn, họ bị coi như công cụ chỉ để sinh sản.

“Mượn vợ” cũng cần cả một quá trình phức tạp. Đầu tiên phải thông qua một người mai mối giới thiệu, sau khi người muốn “mượn vợ” nhìn trúng một cô gái, hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận, cô dâu sẽ ra giá nếu như người đàn ông đồng ý sẽ tiến hành ký khế ước.

Khế ước là thứ quan trọng nhất, trên đó sẽ ghi thời gian vợ ở nhà người khác, thuê bao nhiêu tiền, v.v. Giá của việc cho thuê vợ được xác định tùy theo thể trạng của từng người, thường được tính dựa vào độ tuổi, ngoại hình và thời gian sống với nhau.

Điều quan trọng nhất trong việc “mượn vợ” là phải nối dõi tông đường nên có những yêu cầu về khả năng sinh sản của phụ nữ nên thời hạn thường từ 3 đến 5 năm. Một khi giao ước kết thúc người phụ nữ sẽ bị trả về và không được thấy con của mình.

Hủ tục này có thực sự tồn tại trong lịch sử?

Không chỉ là những tin đồn, tục “mượn vợ” thực sự đã được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử của Trung Quốc.

Bào Siêu - một dũng tướng người Hán nổi tiếng của quân Tương (lực lượng phát triển từ lực lượng dân quân ở nông thôn trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc) trong cuộc chiến tranh của nhà Thanh. Sau khi lấy vợ, do cuộc sống của Bào Siêu quá khó khăn nên ông đã cho người khác thuê vợ của mình để trang trải.

Theo các ghi chép, hủ tục "mượn vợ" kỳ lạ này đã manh nha xuất hiện từ thời Hán (202 TCN - 220). Những cuộc chiến tranh liên miên diễn ra dưới thời kỳ này đã đẩy nhiều người vào cảnh khốn cùng, đói khổ, phải bán vợ cho người khác để mưu sinh.

Thoi nha Thanh nguoi ta nghi ra cach tan nhan de noi doi tong duong-Hinh-2

Đám cưới thời cổ đại. Nguồn: Sohu.

Ngoài ra, việc xuất hiện một số lượng lớn nam giới dư thừa chính là yếu tố khiến việc “mượn vợ” trở nên phổ biến.

Ở mỗi địa phương hủ tục này lại có cách gọi khác nhau, ở Liêu Ninh được gọi là “Đáp hỏa” (Nghĩa là kết bạn), ở Quảng Tây gọi là “Ký đỗ” (Nghĩa là gửi con). Song bất kể tên gọi nào thì về bản chất vẫn giống nhau.

Việc “mượn vợ” đã vi phạm cả nhân tình và nhân tính con người. Vì vậy, nhà Thanh cũng dần ban hành luật cấm cho thuê vợ.. Song luật phát thời này vẫn chưa triệt để, việc xử phạt chỉ diễn ra khi tìm thấy khế ước thuê vợ. Nếu không có khế ước, coi như khe hở luật pháp, sự việc được nhà nước bỏ qua. Hủ tục này đã phát triển nhanh chóng vào thời nhà Thanh và chỉ bị cấm hoàn toàn khi triều đại phong kiến này sụp đổ.

Sự thật giật mình quái chiêu chống trộm mộ thời nhà Hán

(Kiến Thức) - Đào mộ, trộm báu vật là vấn đề khiến nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc "đau đầu". Nhà Hán cũng không nằm ngoài điều này. Để mộ tặc không xâm phạm nơi an nghỉ của thành viên hoàng tộc , người xưa nghĩ ra độc chiêu chống trộm mộ.

Sự thật giật mình quái chiêu chống trộm mộ thời nhà Hán
Su that giat minh quai chieu chong trom mo thoi nha Han
Lăng mộ của thành viên hoàng tộc thời nhà Hán trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Theo đó, độc chiêu chống trộm mộ được người xưa nghĩ ra và thực hiện nhằm tránh sự dòm ngó của mộ tặc.

Sững sờ điều lạ lùng trong mộ hoàng đế tại vị 27 ngày

Lăng mộ của một vị hoàng đế nhà Hán chỉ tại vị đúng 27 ngày khiến các nhà khảo cổ học đi hết từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác. Đó là Lưu Hạ (92 TCN – 59 TCN), vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán.

Sững sờ điều lạ lùng trong mộ hoàng đế tại vị 27 ngày
Lưu Hạ là cháu nội của Hán Vũ Đế, một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Hán. Năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế qua đời mà không có con nối dõi, các đại thần nhà Hán lập vương công là Lưu Hạ làm hoàng đế.

Bí ẩn những chiếc gương đồng hàng ngàn năm tuổi của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Các chuyên gia khảo cổ tìm thấy nhiều chiếc gương đồng hàng ngàn năm tuổi ở Trung Quốc. Những cổ vật này ẩn chứa bí mật đến nay vẫn chưa thể có lời giải.

Bí ẩn những chiếc gương đồng hàng ngàn năm tuổi của Trung Quốc
Bi an nhung chiec guong dong hang ngan nam tuoi cua Trung Quoc
 Trong các cuộc khai quật ở Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện nhiều chiếc gương đồng trong lòng đất. Những chiếc gương này còn được gọi là "gương ma thuật" hay "gương truyền ánh sáng".

Tin mới