Thói quen ăn uống trong ngày rét đậm có thể làm hỏng khoang miệng

Lạm dụng đồ ăn, đồ uống nóng là nguyên nhân làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể chúng ta.

Trong những ngày trời rét đậm, rét hại như thế này thì việc được ngồi xì xụp một món ăn ấm nóng thực sự vô cùng lý tưởng.

Thức ăn ấm được chứng minh rằng có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, do đó chúng ta sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Chẳng hạn khi cà chua được nấu chín thì lượng lycopene trong chúng sẽ tăng cao vượt trội. Hơn nữa, đồ ấm giúp chúng ta no lâu hơn, ngăn chặn cảm giác thèm ăn và cũng góp phần giúp chúng ta giảm cân.

Tuy nhiên nhiều người đang hiểu lầm giữa đồ ấm và đồ ăn quá nóng. Việc xì xụp một bát canh nóng, một ly cà phê còn nghi ngút khói, hay một nồi lẩu đang sôi... đã là thói quen của đại bộ phận người dân.

Đồ ăn nóng - Tác nhân gây lão hóa thực quản, tăng nguy cơ ung thư Theo bác sĩ Li Shujun (trưởng khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Tsinghua Chang Gung ở Bắc Kinh, Trung Quốc): Tiêu thụ đồ quá nóng có thể gây hại cho cả khoang miệng, thực quản lẫn dạ dày.

1. Gây hại khoang miệng

Đồ ăn nóng ngay khi đi vào khoang miệng đã tiếp xúc với răng, lưỡi... và toàn bộ khoang miệng. Chúng có thể gây bỏng và khiến miệng bị tổn thương.

Thoi quen an uong trong ngay ret dam co the lam hong khoang mieng

2. Tổn thương, tăng nguy cơ ung thư thực quản

Sau đó đồ nóng sẽ đi qua thực quản. Bề mặt của thực quản được bao phủ bởi các màng nhầy mỏng manh và nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng lớn đến nó. Đồ ăn từ 10 đến 40 độ C là phù hợp nhất; nóng trên 65 độ C có thể gây bỏng thực quản. Ai cũng nghĩ đồ ăn trên 65 độ thì quá nóng không ai có thể ăn được, nhưng sự thật là một chiếc bánh bao nóng có thể vượt quá nhiệt độ này.

Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra cảnh báo những người uống đồ uống quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Vào năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại đồ uống nóng vào nhóm "chất có thể gây ung thư cho con người". Nguyên nhân khiến đồ ăn nóng có thể gây ung thư thực quản có thể là do nhiệt độ cao làm tổn thương tế bào, ảnh hưởng đến môi trường tế bào và trạng thái viêm của nó. Nếu giữa các tế bào có một số đột biến thì khối u có thể hình thành và phát triển nhanh.

3. Tổn thương dạ dày

Cuối cùng, đồ nóng sẽ đi đến dạ dày. Nhiều người chỉ cảm thấy nóng miệng hoặc lưỡi chứ không có cảm giác khó chịu trong dạ dày. Trên thực tế, niêm mạc dạ dày rất mỏng manh, chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 40 độ C, nếu thường xuyên ăn đồ nóng sẽ gây bỏng niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Thoi quen an uong trong ngay ret dam co the lam hong khoang mieng-Hinh-2

4. Ảnh hưởng khí huyết

Nhiều người nghĩ trời càng lạnh thì càng nên ăn đồ cay nóng để giữ ấm cơ thể nhưng không phải vậy, thậm chí ăn nhiều đồ cay nóng còn ảnh hưởng đến khí huyết. Thay vì ăn đồ nóng, mùa đông mọi người nên sử dụng những thực phẩm thanh đạm như củ cải, ngó sen, bông cải xanh...

Mùa đông nên ăn uống thế nào để vừa giữ ấm cơ thể lại không gây hại? - Nếu sử dụng trà, cà phê nóng trong mùa đông thì tốt nhất nên chờ đồ uống nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C.

- Nếu ăn lẩu thì nên gắp thức ăn ra bát, chờ đồ ăn nguội bớt rồi mới cho lên miệng.

- Với các món nóng như bún, phở thì cũng nên chờ vài phút cho nước dùng nguội bớt rồi mới bắt đầu thưởng thức.

Thoi quen an uong trong ngay ret dam co the lam hong khoang mieng-Hinh-3

- Trong mùa lạnh cũng nên bổ sung những loại quả giàu vitamin C như cam, quýt để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa.

- Trước khi ngủ nên dùng nước ấm ngâm chân và uống nhiều nước ấm mỗi ngày để giữ ấm cơ thể.

- Có thể sử dụng một số thức uống như nước ấm mật ong, nước gừng, trà táo quế... để giữ ấm trong mùa đông.

- Đặc biệt, để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái vào mùa đông, mọi người hãy kết hợp ăn uống với việc vận động, tập thể dục hợp lý. 

Chống COVID-19: Bỏ ngay thói quen ăn uống làm yếu hệ miễn dịch này

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi bệnh tật, đặc biệt là phòng ngừa mắc COVID-19, hãy bỏ ngay những thói quen ăn uống gây suy yếu hệ miễn dịch sau đây.

Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật trong đó có COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống này có thể bị suy yếu do một số thói quen ăn uống. Do đó, hãy bỏ ngay những thói quen xấu sau:

Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-2
1. Ăn quá nhiều đường: Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ cho hay: “Việc hấp thụ quá nhiều đường và carbohydrate đơn giản có thể làm giảm chức năng tế bào miễn dịch và làm suy yếu hệ miễn dịch. Do vậy, bạn nên ăn ít đường để bảo vệ hệ miễn dịch.
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-3
2. Uống rượu: Nếu bạn muốn giữ cho hệ thống miễn dịch của mình hoạt động hiệu quả, hãy hạn chế uống rượu. Uống quá nhiều rượu hơn 14 ly mỗi tuần có thể ức chế hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bạn bị ốm.
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-4
3. Ăn thức ăn nhẹ chế biến sẵn: Mặc dù đồ ăn nhẹ đã qua chế biến, như khoai tây chiên và bánh quy, có thể thuận tiện, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch của bạn.
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-5
Theo chuyên gia, thực phẩm chế biến kỹ có chứa nhiều natri, chất béo bão hòa (thậm chí có thể là chất béo chuyển hóa) và đường, những yếu tố không tốt cho sức khỏe.
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-6
4. Ăn thức ăn nhanh: Chuyên gia dinh dưỡng Hannah Byrne cho hay: “Thức ăn nhanh có nhiều chất béo bão hòa và ít chất béo không bão hòa. Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể gây viêm trong cơ thể, do đó làm suy yếu chức năng miễn dịch”.
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-7
5. Ăn quá nhiều muối: Chuyên gia Byrne phân tích rằng: “Ăn quá nhiều natri sẽ gây ra huyết áp cao và giữ nước. Giữ nước khiến thận bài tiết natri dư thừa, sau đó có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể".
Chong COVID-19: Bo ngay thoi quen an uong lam yeu he mien dich nay-Hinh-8
6. Không ăn đủ calo: Việc ăn không đủ lượng calo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe miễn dịch. Nếu chúng ta không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày, chúng ta sẽ không thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh và mạnh mẽ. Nguồn: ST. 

Mời độc giả theo dõi video "Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư". Nguồn: VTV1.

Cô gái 29 tuổi đã mãn kinh, nguyên nhân vì thói quen này

Cô gái này tuy chỉ mới 29 tuổi nhưng cách đây khoảng 1 năm đã thấy sức khỏe không tốt, kinh nguyệt thất thường, khi đi khám mới biết cô đã ở ngưỡng mãn kinh sớm.

Cô gái trong câu chuyện này có tên là Tiếu Tiếu, 29 tuổi. Từ năm ngoái, cô cho biết, cô cảm thấy không khỏe, lúc đầu là nổi mụn trên mặt, sau đó là bị cảm rất lâu không khỏi, về lâu về dài tâm trạng của cô cũng xuống dốc không phanh. Nhưng điều Tiếu Tiếu lo lắng nhất đó chính là cô ngưng kinh nguyệt.

Sau khi làm một loạt các xét nghiệm nội tiết, bác sĩ nói Tiếu Tiếu đã bước vào giai đoạn mãn kinh, không chỉ cơ thể thường xuyên bốc hỏa mà còn cảm thấy buồn chán thất thường.

Tin mới