(Kiến Thức) - Những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến răng trẻ mọc không đều ngay từ khi thay răng.
Linh Chi (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Thói quen mút tay. Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng.
Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Thói quen đẩy lưỡi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.
Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc. Các thói quen nầy thường gặp ở tuổi đi học, và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Tật cắn kim khâu ở những thợ may và cắn đinh ở thợ mộc cũng đưa đến hậu quả là mòn răng và mẻ răng, làm cho răng cửa không cắn khít được.
Tật cắn môi. Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được.
Thói quen ôm gối ngủ. Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Người lớn cũng thường hay ôm gối ngủ do thói quen có từ thuở nhỏ, nhưng ôm gối ngủ một bên thì không tốt, tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau, vi lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.
Thói quen bằng thở miệng. Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng. Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.
Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì. Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng, gây lệch răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật…