Thói quen xấu khiến bé gái bị méo mồm sau giấc ngủ trưa

Dù đang là giữa mùa hè nhưng có không ít trẻ phải nhập viện vì bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do bị nhiễm lạnh.

Hà Nội vừa trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân ít nhiều bị xáo trộn. Trong những ngày nắng nóng, điều hòa nhiệt độ được rất nhiều gia đình sử dụng để giảm cơn nóng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do sử dụng thiếu khoa học nên nhiều trẻ đã phải nhập viện do bị liệt dây thần kinh số 7, viêm phổi, viêm phế quản...
BS Dương Văn Tâm – Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, từ đầu hè đến nay khoa tiếp nhận không ít trường hợp nhập viện do bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do bị nhiễm lạnh từ việc sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Mới đây nhất là trường hợp một bệnh nhi mới 1 tuổi, phải nhập viện trong tình trạng mồm méo, ăn uống rơi vãi, mắt nhắm không kín...Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Theo chia sẻ của mẹ cháu bé, thời gian vừa qua do thời tiết nắng nóng nên gia đình thường xuyên sử dụng điều hòa cả ngày và đêm. Mới đây, sau khi ngủ trưa dậy gia đình con gái mồm có biểu hiện hơi méo khi cười, đến chiều thì mặt sưng to hơn và mắt nhắm không nhắm kín. Thấy vậy, gia đình đã tìm hiểu trên mạng, nghi ngờ con bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nên đã đưa đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương thăm khám.
Thoi quen xau khien be gai bi meo mom sau giac ngu trua
BS Tâm đang tiến hành điều trị bằng phương pháp điện châm cho một bệnh nhi. 
BS Tâm cho biết, những trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh thường gặp vào mùa lạnh, tuy nhiên mùa hè trẻ nhỏ dễ mắc căn bệnh này vì thói quen dùng điều hòa không đúng cách.
Theo BS Tâm, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên trong đông y thường gọi là bệnh do phong hàn. “Bệnh thường xảy ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước, khi bị thường có biểu hiện méo mồm, ăn uống rơi vãi, không huýt sáo được, đọng thức ăn ở một bênh, nhắm mắt không kín…”, BS Tâm chia sẻ.
Khi trẻ mắc bệnh này, nhiều gia đình đưa con đến viện và được chỉ định chụp cộng hưởng từ, vì nghĩ trong não có vấn đề. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện trên thì việc chụp cộng hưởng từ là không cần thiết và gây lãng phí.
“Đối với đông y, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể chữa trị được hoàn toàn và không để lại di chứng. Có thể điều trị bằng cách điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp, chiếu điện…
“Dù là bệnh lành tính, thậm chí tự khỏi nhưng khi mắc mọi người cũng không nên chủ quan, không chữa theo phương pháp của các thầy lang vì dễ gây nên biến chứng nguy hiểm”, BS Tâm cảnh báo.
Đối với thói quen sử dụng điều hòa của nhiều gia đình, BS Tâm khuyên không nên nằm điều lạnh, nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệnh so với ngoài trời khoảng 5 -7 độ C. Ngoài ra, trước khi đưa trẻ ra ngoài, nên tắt điều hòa, mở toàn bộ cửa phòng để trẻ thích nghi với nhiệt độ ngoài trời. Ngược lại, khi trẻ vừa đi ra ngoài về và có mồ hôi cũng không nên bật điều hòa ngay.
Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý tránh hướng gió của quạt và điều hòa phả thẳng vào mặt con sẽ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trong trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu như ăn uống rơi vãi, mặt lệch sang một bên ba mẹ cần cho trẻ tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bởi đó là những dấu hiệu trẻ bí liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh.

Kỳ lạ thầy lang bấm huyệt “vùng kín” chữa méo mồm

Nghe đâu chính tại căn nhà nằm gần khu tập thể Bao Bì ở Phố Nối, thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), “thầy” đã ra tay cứu sống hàng nghìn người. Thậm chí, có bệnh nhân Trung Quốc bị bệnh nan y lâu năm, y học phải "bó tay" cũng tìm đến "thầy" mà thoát nạn. Tuy nhiên, mục sở thị phương pháp chữa bệnh quái gở của Huấn, chân dung một “lang băm” lừa đảo, bệnh hoạn đã nhanh chóng lộ rõ.

Chữa gai đôi cột sống khỏi hoàn toàn nhờ ngồi thiền

(Kiến Thức) - Bệnh gai đôi cột sống khiến chị Nguyễn Thị Vy (Hà Nội) không chỉ đau lưng, đi lệch người, tê chân tay… mà còn có những cơn co giật rúm người.

Không chỉ đau mà còn tê liệt và teo
Chị Vy kể, chị bị bệnh từ năm 2003, khi mới sinh con được 19 ngày nhà chị bị giải tỏa đường nên chị phải gồng gánh các thứ đi gửi sau đó bị đau lưng. 3 tháng sau trong lúc ở trên giường bước xuống chị bị co rúm từ lưng lan xuống chân. Đau đớn co rút khiến người chị tê liệt không làm ăn được gì chị phải về quê theo một thầy lang chuyên trị đau thần kinh cột sống. 

Tin mới