Thói xấu "nuôi lớn" sỏi thận từng ngày rất nhiều người Việt mắc

Thận là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết, vậy nhưng rất nhiều thói quen vô tình gây hại cho thận cần phải loại bỏ ngay.

Không uống đủ nước

Theo các nhà khoa học, uống nhiều nước cũng là một trong những cách giúp tránh sỏi thận. Việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể có tác dụng hiệu quả cho thận loại bỏ độc tố. Thông thường, mỗi người nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày

Bạn đừng bao giờ quên bổ sung nước ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể tìm đến các loại đồ uống khác như sữa, nước ép hoa quả, trà, nước canh…

Ăn mặn

Nhiều người khi nấu ăn thường sử dụng rất nhiều mắm, muối và các loại gia vị. Dù biết rằng, cơ thể cần muối để hoạt động nhưng thói quen này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận của bạn

Thoi xau

Ảnh minh họa 

Thực tế cho thấy, việc tích tụ quá nhiều lượng muối trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, biến chứng thận và loãng xương. Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì cho gia vị mặn vào thức ăn, bạn nên bổ sung các loại thảo mộc để tạo dần thành thói quen có lợi cho sức khỏe.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Thoi xau

Ảnh minh họa

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Bộ Y tế ra công văn khẩn phòng chống cúm

Theo Bộ Y tế, trong những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Bởi vậy, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh cúm.

Hiện nay, tình hình bệnh cúm tại nhiều địa phương trong nước đang có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết mùa đông là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh cúm lây lan và bùng phát.

Làm gì để phòng bệnh khi Hà Nội đang vào mùa dịch sốt xuất huyết?

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tăng. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và ho gà có xu hướng tăng. Theo đó, tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc SXH, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Theo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà.

Tin mới