Thông qua hiệp ước PESCO, châu Âu liệu có cần đến quân đội?

 Với 23 trong tổng số 28 nước thành viên thông qua hiệp ước PESCO, Liên Minh châu Âu đã đi rất gần đến việc thành lập một lực lượng vũ trang thống nhất.

Theo Reuters, hiệp ước quốc phòng có tên "Cơ chế hợp tác thường xuyên" (PESCO) được ký kết sơ bộ tại Brussels, Bỉ hôm 13/11 với sự tham gia của 23 trong tổng số 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). 5 nước đứng ngoài thỏa thuận này bao gồm Anh, Đan Mạch, Ireland, Bồ Đào Nha và Malta.
23 quốc gia thành viên của hiệp ước PESCO sẽ đóng góp 5,8 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng chung để mua sắm vũ khí và phục vụ các hoạt động quân sự. Ngân sách của EU cũng sẽ dành một khoản tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu quốc phòng.
Thong qua hiep uoc PESCO, chau Au lieu co can den quan doi?
Lễ ký kết hiệp ước "Cơ chế hợp tác thường xuyên" được ký sơ bộ tại Brussels. Ảnh: Getty. 
Các quốc gia thành viên của thỏa thuận sẽ phải đệ trình kế hoạch quốc phòng và trải qua các cuộc thẩm tra để xác định và cải thiện điểm yếu trong quân đội. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm giúp các nước cùng nhau khắc phục các vấn đề còn tồn tại và giảm chênh lệch giữa năng lực quốc phòng các nước.
Dự kiến, lãnh đạo 23 nước thành viên của PESCO sẽ chính thức ký kết hiệp ước vào tháng 12 tới.
"Đây là cam kết của các nước thành viên để hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn, trong bối cảnh có những xung đột nghiêm trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói.
Thong qua hiep uoc PESCO, chau Au lieu co can den quan doi?-Hinh-2
Phần lớn các thành viên của EU đồng thời là thành viên của NATO. Ảnh: GEO. 
PESCO được kỳ vọng sẽ giúp các thành viên EU đóng vai trò tích cực hơn trong giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế và triển vọng về nền công nghiệp quốc phòng chung.
PESCO từng bị trì hoãn trong nhiều năm do sự phản đối của Anh. London lo ngại sự hội nhập sâu hơn về quốc phòng có thể dẫn tới sự thành lập của "Quân đội châu Âu", làm Anh mất tự chủ về quốc phòng.
Với việc cử tri Anh bỏ phiếu rời EU tháng 6/2016, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã cùng nhau thúc đẩy sự hồi sinh của PESCO như biểu tượng đoàn kết của EU.
NATO, khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu bao gồm nhiều thành viên EU, ủng hộ việc ký kết PESCO. Theo Reuters, NATO, mà chủ yếu là Mỹ, sẽ giảm được gánh nặng chi phí quân sự từ việc các nước châu Âu cải thiện năng lực quốc phòng.

Sự trỗi dậy của phong trào cực hữu ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters liệt kê danh sách những khuôn mặt khét tiếng của phong trào cực hữu ở Châu Âu đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Su troi day cua phong trao cuc huu o Chau Au
Một trong những nhân vật thuộc phong trào cựu hữu ở châu Âu đang dẫn điểm trong cuộc bầu cử quốc hội Hà Lan là Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do cánh hữu (PVV). Ông này có những phát ngôn gây tranh cãi nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo khi đánh đồng kinh Koran với tư tưởng của trùm phát xít Hitler. Ảnh Reuters 

Liên minh Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã?

(Kiến Thức) - Có nguy cơ Liên minh Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã, khi đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và hàng loạt vấn đề phát sinh trong thời gian qua.

Báo New York Times mới đây đăng tải bài viết “mổ xẻ” các vấn đề khiến Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã.
Thứ nhất, Hà Lan tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 15/3, trong đó Đảng Vì Tự do (PVV) cực hữu đang chiếm ưu thế. PVV hiện nắm giữ 15 trong 150 ghế trong Quốc hội và các cuộc thăm dò cho thấy, đảng này sẽ giành thêm 5 ghế nữa, giúp PVV trở thành đảng lớn nhất hoặc thứ hai của nước này. Được biết, ông Geert Wilders, một người có quan điểm dân túy và cực hữu, là lãnh đạo của Đảng PVV.

Tin mới