Thu 6 tỷ đồng mỗi năm từ...20 cặp chuột

Từ 20 cặp dúi ban đầu, sau 2 năm anh Thái Văn Xuyến (trú thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) phát triển đàn dúi của mình lên 4.000 con mang lại nguồn thu nhập khủng, khoảng 6 tỷ đồng mỗi năm.

Mỗi năm, anh Xuyên xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn dúi thương phẩm. Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 6 tỷ đồng.
Anh Xuyên bắt đầu quyết định gắn bó với con dúi từ năm 2014. Thời điểm đó, anh đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 10 cặp dúi về nuôi. Tuy nhiên, khi vật nuôi đang phát triển tốt và đã có thu nhập ổn định thì trận lũ năm 2017 đã cuốn đi toàn bộ số dúi khiến anh lâm cảnh trắng tay.
“Sau trận lũ đó, trong nhà tôi còn đúng 500 ngàn đồng. Tuy nhiên thấy được hiệu quả của con vật này nên tôi quyết tâm vay mượn ngân hàng 200 triệu đồng nữa để làm lại từ đầu. Lần này, tôi đã mua 20 cặp dúi với giá 1,6 triệu đồng/cặp về thả nuôi và chăm sóc. Trong quá trình nuôi, tôi đã tự mình đi tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi dúi không chỉ ở các trang trại trong nước mà còn đi ra các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia”, anh Xuyên kể.
Thu 6 ty dong moi nam tu...20 cap chuot
Mỗi năm anh Xuyên xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn dúi thương phẩm, thu lãi 6 tỷ đồng.
Với quyết tâm học hỏi, anh Xuyên ngày càng hoàn thiện kỹ thuật nuôi dúi cho bản thân. Đàn dúi của anh không ngừng phát triển. Đến nay, sau 2 năm, anh đã phát triển đàn lên 4.000 con, trong đó 2.000 con dúi sinh sản. Tính trung bình, mỗi năm dúi đẻ 2 – 3 lứa, mỗi lứa khoảng 2 con. Cứ sau 6 tháng lại có một lứa dúi xuất bán ra thị trường chủ yếu là ở TP Hồ Chí Minh với giá 750.000 đồng/kg.
“Hiện tại, trang trại của tôi đang nuôi 2 loại dúi là dúi Lào và dúi Việt. Dúi Việt thì trọng lượng cao nhất lúc xuất bán chỉ khoảng 2kg còn dúi Lào lên đến 5kg”, anh Xuyên chia sẻ.
Với giá bán và thu nhập cao nhưng theo anh Xuyên thì chi phí nuôi loại vật này tương đối thấp. Thức ăn chủ yếu của chúng mà gia đình anh thường sử dụng là hạt ngô, tre, mía và thân cây cỏ voi. Đây là những loại thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên và giá thành lại rất rẻ. Ngoài ra, dúi ăn cũng rất ít, mỗi ngày chỉ cần cho an 1 lần là đủ nên công chăm sóc cũng rất thấp, người nuôi không quá vất vả.
“Trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đặc biệt chú ý đến công đoạn cho dúi ăn và làm vệ sinh chuồng trại. Thức ăn của dúi phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo. Nhất là mía và tre, nếu thấy phần đầu thân bị khô mốc thì cần chặt vứt bỏ. Nếu dúi ăn bẩn sẽ bị đau bụng, tích nước và chết rất nhanh. Còn chuồng trại thì cứ 2 ngày lại dọn vệ sinh một lần để đảm bảo môi trường tốt nhất cho chúng”, anh Xuyên chia sẻ.
Cũng theo anh Xuyên thì chỉ cần đảm bảo những yêu cầu như thế thì người nuôi sẽ thành công với mô hình này. Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm qua, anh Xuyên nhận thấy dúi rất ít nhiễm bệnh. Từ ngày gắn bó với con dúi, anh chưa hề tốn bất kỳ chi phí thuốc men nào cho con vật này.
“Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì nuôi dúi mức rủi ro rất thấp. Thế nên 2 năm qua sau khi xuất bán tôi lại tiếp tục đầu tư phát triển trang trại. Đến nay, số vốn tôi đổ vào để nuôi dúi đã lên đến 3 tỷ đồng. Sắp tới tôi đang có ý định nuôi dúi theo mô hình của Trung Quốc là xây tường rào và tạo môi trường như ngoài tự nhiên và thả dúi ra chứ không nuôi nhốt nữa. Như thế dúi sẽ phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn”, anh Xuyên nói.

Đưa nhiều vật nuôi cảnh quý tộc về phục vụ đại gia chơi Tết

Nhiều vật nuôi cảnh "quý tộc" đã được đưa về Quảng Ngãi để bán dịp Tết như: khổng tước, chim trĩ 7 màu, gà lôi, gà mặt tiền... với mức giá khủng.

Dua nhieu vat nuoi canh quy toc ve phuc vu dai gia choi Tet
Không chỉ tiên phong khi nuôi, nhân giống thành công để cung cấp giống gà Đông Tảo, chim công Ấn Độ... trên địa bàn Quảng Ngãi, anh Nguyễn Văn Anh (32 tuổi, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi) hiện là người đầu tiên đưa nhiều vật nuôi cảnh "quý tộc" về Quảng Ngãi để phục vụ nhu cầu mua bán dịp Tết cổ truyền sắp tới, với các loại con đặc sản như: khổng tước, chim trĩ 7 màu, gà lôi, gà mặt tiền... 

Ngập lụt ở Chương Mỹ: "Đục nước béo cò"

"Đục nước béo cò" là điều người dân chăn nuôi tại xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) nói về những tiểu thương ép giá khi họ bán vật nuôi mùa chạy lũ.

Đến ngày 2/8, nước ngập tại thôn Nam Hài (Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) đã rút bớt khoảng vài chục phân. Tuy nhiên, để đi lại, người dân vẫn phải đi lại bằng thuyền để mua bán đồ ăn cho người và vật nuôi.

Tin mới