Thủ Đức House “ôm” bao nhiêu dự án địa ốc và lùm xùm gì?

(Kiến Thức) - Được biết đến là một "ông lớn" ôm nhiều dự án địa ốc trên thị trường bất động sản, nhưng Thủ Đức House cũng vướng phải không ít lùm xùm trong quá trình triển khai các dự án như: "Cầm cố", bị "tố" ăn gian diện tích...

“Ông lớn” ôm nhiều dự án bất động sản
Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House - mã chứng khoán: TDH) được biết đến là một “ông lớn” trong ngành bất động sản. Trong quá trình hoạt động Thủ Đức House nhanh chóng ghi dấu ấn tên tuổi của mình qua việc triển khai hàng loạt dự án trọng điểm như: S - Home, Phước Long, Phước Long Spring Town, Centum Wealth, Citrine Apartment, Cantavil Premier…
Thu Duc House “om” bao nhieu du an dia oc va lum xum gi?
 Phối cảnh Khu căn hộ - Thương mại Citrine Apartment tọa lạc trên đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q.9, TP HCM
Năm 2018, Thủ Đức House nằm trong nhóm doanh nghiệp tung ra nhiều dự án bất động sản nhất. Cụ thể, Thủ Đức House tung 3 dự án thuộc phân khúc trung bình là: Chung cư Citrine Apartment cao 15 tầng tại quận 9; chung cư TDH RiverView cao 16 tầng và chung cư Fresca Riverside tại quận Thủ Đức.
Không những thế, Thủ Đức House còn hợp tác với các công ty liên doanh liên kết trong và ngoài nước để thực hiện loạt dự án như: Dự án 28 Phùng Khắc Khoan, khu dân cư cao cấp Cần Giờ...
Năm 2019, Thủ Đức House triển khai thêm nhiều dự án ở nhiều vị trí trọng điểm như: Khu dân cư Cần Giờ, xã Long Hòa, trung tâm huyện Cần Giờ, diện tích khoảng 30ha. Ngoài ra, còn triển khai thêm 1 chung cư thuộc dòng căn hộ diện tích nhỏ và ở Bình Dương.
Với những dự án địa ốc trên, nhất là dự án Cần Giờ có thể giúp đảm bảo một khoản lợi nhuận
Thủ Đức House vướng nhiều lùm xùm
Mặc dù “ôm” nhiều án trọng bất động sản trọng điểm, nhưng “ông lớn” Thủ Đức House cũng vướng phải không ít những lùm xùm trong quá trình thực hiện một số dự án của mình như việc: Thủ Đức House bị “tố” chưa xong móng đã thu tiền... "giữ chỗ" tại dự án TDH RiverView, khởi công xây dựng tháng 4/2018, hay bị khách hàng “tố” ăn gian diện tích căn hộ chung cư TDH-Trường Thọ hoặc việc mang “cầm cố” các dự án lớn…
Thu Duc House “om” bao nhieu du an dia oc va lum xum gi?-Hinh-2
 Văn bản của Sở xây dựng TP HCM gửi tới Thủ Đức House về những dự án đang thế chấp tại các ngân hàng. (Nguồn ảnh: BVPL).
Việc Thủ Đức House mang “cầm cố” các dự án lớn diễn ra vào năm 2018. Thời điểm đó, Sở Xây dựng TP HCM công bố danh sách được phép huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai thì khách hàng mới tá hỏa khi biết Thủ Đức House đang cầm cố nhiều dự án trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Thủ Đức House đã đem “cầm cố” dự án chung cư cao tầng lô H thuộc dự án khu nhà ở Bình Chiểu (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hùng Vương). Dự án này có tổng diện tích 3.750m2, cao 15 tầng, có quy mô 214 căn hô.
Ngoài ra, tại lô I thuộc cao cấp Centum Wealth (do Công ty TNHH Bách Phú Thịnh làm chủ đầu tư) diện tích 11.582m2, quy mô 518 căn hộ. Hiện dự án đã thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án cho Ngân hàng TM CP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Gia Định.
Được biết, Công ty TNHH Bách Phú Thịnh ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản với vốn điều lệ 178 tỷ đồng, trong đó, Thủ Đức House góp 51% và Công ty Daewon(Hàn Quốc).Co.Ltd góp 49% vốn hợp tác đầu tư.
Theo báo Bảo Vệ Pháp Luật, Thủ Đức House còn thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án căn hộ chung cư có tên thương mại là Citrine Apartment, tại phường Phước Long B (quận 9). Dán này có diện tích 3.760m2, quy mô 225 căn hộ, do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tạp phẩm Sài Gòn làm chủ đầu tư, nhưng sau này chuyển nhượng một phần dự án cho Thủ Đức House.

Khuất tất đấu giá KDC Hòa Lân: Công ty Nam Sài Gòn móc ngoặc Công ty Kim Oanh?

(Kiến Thức) - So với các công ty tham gia đấu giá, Công ty Kim Oanh thể hiện sự yếu kém về năng lực tài chính nhưng lại "chiến thắng", cộng thêm việc 11 lần Công ty đấu giá Nam Sài Gòn cố tình trì hoãn đấu giá để "chờ" Công ty Kim Oanh tham gia khiến dư luận đặt câu hỏi về 2 đơn vị này.

Liên quan đến vụ việc “Khuất tất đấu giá dự án KDC Hòa Lân của Công ty đấu giá Nam Sài Gòn, Kim Oanh?” mà Kiến Thức đã phản ánh, luật sư Trương Quốc Hòe (Trưởng Văn phòng luật sư Interla - Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Với hành vi 11 lần đưa ra những thông tin không đúng sự thật về đơn vị tham gia đấu thầu cho ngân hàng Agribank Chợ Lớn nhằm giảm giá trị đấu thầu để chiếm đoạt số tiền theo định giá ban đầu, Công ty đấu giá Nam Sài Gòn đã cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Việc sai phạm của Công ty đấu thầu Nam Sài Gòn và vi phạm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP HCM (gọi tắt là Công ty Kim Oanh, trước đây có tên là Công ty TNHH xây dựng A Đông Hải) đơn vị thắng đấu giá đã được Thanh tra Bộ Tư pháp có kết luận số 62/KL-TTR chỉ rõ. 

Trong kết luận, Thanh tra kiến nghị Agribank Chợ Lớn khẩn trương thu hồi số tiền và lãi Công ty Kim Oanh đấu giá mua tài sản, không để kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi nhà nước. Trường hợp Công ty Kim Oanh không có khả năng thanh toán thì có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật tránh làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Như vậy, theo kết luận thanh tra, sai phạm của 2 công ty trên đã rõ. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa thỏa mãn khi cho rằng những dấu hiệu mập mờ giữa Công ty đấu giá Nam Sài Gòn và Công ty Kim Oanh rất rõ ràng lại chưa được điểm mặt và xử lý. 

Khuat tat dau gia KDC Hoa Lan: Cong ty Nam Sai Gon moc ngoac Cong ty Kim Oanh?
 Bà Đặng Thị Kim Oanh – Tổng giám đốc Công ty Kim Oanh (người đứng cầm micro) cho rằng công ty đấu giá đúng quy trình. (Ảnh website Công ty Kim Oanh) 

Nếu nhìn lại toàn bộ diễn biến của sự việc, người ta có thể thấy hàng loạt những bất thường và mối liên hệ giữa 2 công ty trên. 

Cụ thể như tại phiên thông báo bán đấu giá lần 3, ngày 16/10/2015, sau 2 phiên lân trước Công ty đấu giá Nam Sài Gòn thông báo không có đơn vị đăng ký tham gia đấu thầu thì kịch bản này lại được lặp lại. 

Tuy nhiên, thực tế trong phiên đấu giá thứ 3 có Công ty Hoà Bình Xanh (địa chỉ 211/31, Huỳnh Văn Luỹ) tham gia đấu giá nhưng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn lại có công văn thông báo cho Agribank Chợ Lớn biết không có khách hàng nào tham gia.

Ngày 10/5/2016, Công ty Hoà An Lộc (70 Nguyễn Văn Thành, TP. Thủ Dầu Một) nộp đơn đăng ký mua tài sản bán đấu giá, nhưng ngày 23/5/2016, Công ty Nam Sài Gòn tiếp tục thông báo cho Agribank Chợ Lớn không có khách hàng tham gia.

Ngày 31/5/2016, tại phiên thông báo bán đấu giá lần 7, có 2 công ty đăng ký tham gia đấu giá là Công ty Hoà An Lộc và Công ty Hoà Bình Xanh, nhưng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn vẫn thông báo cho ngân hàng rằng không có khách hàng tham gia đấu giá. Mặc nhiên phiên đấu giá bị hủy.

Tại phiên thông báo đấu giá lần 9 (ngày 22/9/2016) Công ty Trung Quý Huế (Thừa Thiên Huế) mua hồ sơ, nộp đơn đăng ký mua tài sản bán đấu giá nhưng ngày 8/11/2016, đấu giá Nam Sài Gòn tiếp tục thông báo không có khách hàng tham gia.

Kịch bản này được lặp đi lặp lại đến tận phiên thông báo đấu giá lần thứ 11. Bằng việc đưa thông tin không chính xác, thông báo không có khách hàng tham gia đấu giá, Công ty Nam Sài Gòn đã điều chỉnh giá trị tài sản của Dự án KDC Hoà Lân từ 1.467,7 tỷ đồng xuống chỉ còn có 900 tỷ đồng. 

Lúc này, Công ty Kim Oanh xuất hiện để tham gia đấu giá rất đúng thời điểm khi khối tài sản Dự án KDC Hoà Lân đã giảm đến hơn 500 tỷ đồng. 

Thế nhưng, chính sự xuất hiện của Công ty Kim Oanh lại là điểm khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi (?!)

Bởi lẽ, tại phiên thông báo đấu giá lần thứ 12, ngày 28/4/2017, Công ty đấu giá Nam Sài Gòn thông báo có 3 khách hàng đăng ký đấu giá và đã nộp 96,3 tỷ (đặt trước 10% giá trị tài sản đấu giá) gồm: Thủ Đức House, Công ty Kim Oanh và Công ty CP đầu tư Thái Bình.

Trong đó chỉ có Thủ Đức House đáp ứng rõ nhất yêu cầu của Agribank Chợ Lớn là cam kết trả tiền ngay theo đúng quy định sau khi đấu giá (nếu trúng). Hai công ty còn lại dù đã đóng tiền đặt trước 10% nhưng hồ sơ không thể hiện việc trả ngay hay trả dần cho Agribank Chợ Lớn biết. Như vậy, Công ty Kim Oanh và Công ty Thái Bình tỏ rõ sự yếu thế về năng lực tài chính so với Công ty Thủ Đức House. 

Những tưởng Thủ Đức House sẽ là đơn vị chắc suất trúng đấu giá. Song, thật ngạc nhiên rằng sau 14 vòng trả giá, Công ty Kim Oanh đã trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng.

Sự yếu kém về năng lực tài chính được thể hiện ngay sau khi Công ty Kim Oanh trúng đấu giá. Theo quy định của Agribank Chợ Lớn, đơn vị trúng đấu giá phải thanh toán một lần ngay số tiền trúng đấu giá. Nhưng mãi đến tháng 11/2018, Công ty Kim Oanh mới chỉ thanh toán được 847,8 tỷ đồng (chưa bằng số tiền đấu giá khởi điểm) và còn nợ 478 tỷ đồng cùng lãi chậm trả 8% tính từ ngày 5/9/2017.

Việc chậm thanh toán và trả lãi khiến quyền lợi của Nhà nước bị thiệt hại, Thanh tra kiến nghị Agribank Chợ Lớn khẩn trương thu hồi số tiền và lãi Công ty Kim Oanh đấu giá mua tài sản, không để kéo dài, không để thất thoát tài sản Nhà nước.

Tuy nhiên đến nay, Công ty Kim Oanh vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. 

Từ những dấu hiệu đã chỉ ra ở trên, dư luận đặt ra nghi vấn về việc có hay không sự móc ngoặc giữa Công ty đấu giá Nam Sài Gòn và Công ty Kim Oanh? 

Tại sao Công ty đấu giá Nam Sài Gòn 11 lần cố tình thông báo không chính xác về các đơn vị tham gia đấu giá? Tại sao một công ty yếu kém về năng lực tài chính như Công ty Kim Oanh lại thắng đấu giá? Tại sao Công ty Kim Oanh lại xuất hiện đúng thời điểm giá trị tài sản đấu giá đã bị Công ty đấu giá Nam Sài Gòn "phù phép" làm giảm mất 500 tỷ đồng?... đó là những câu hỏi đang cần cơ quan chức năng làm rõ. 

Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Luật pháp nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi “Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản”.

Trong trường hợp, nếu Công ty đấu giá Nam Sài Gòn có dấu hiệu về hành vi móc nối với các công ty (trong trường hợp này là Công ty Kim Oanh) trong việc tổ chức phiên đấu giá thì hành vi của hai Công ty này đã vi phạm điều cấm của luật Đấu giá 2016 tại khoản 2 Điều 9 của luật này.

Liên quan đến vụ việc, bà Đặng Thị Kim Oanh (đại diện Công ty Kim Oanh) khẳng định với báo chí rằng quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản và ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản, Công ty đấu giá Nam Sài Gòn tuy có một số thiếu sót nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả bán đấu giá tài sản đối với toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc dự án KDC Hòa Lân. Việc tổ chức đấu giá của Công ty đấu giá Nam Sài Gòn hoàn toàn không sai phạm.

Trong một văn bản gửi báo chí, Công ty Kim Oanh cho biết đồng ý hoàn thành thanh toán cho Agribank Chợ Lớn với số tiền còn lại là 378,2 tỉ đồng trong tháng 3/2019 và khẳng định số tiền Công ty Thiên Phú nêu ra 478 tỉ đồng là không chính xác.
Theo bà Đặng Thị Kim Oanh, với số tiền đã bỏ ra trên 1.050 tỉ đồng để mua đấu giá, xử lý nợ xấu cho Công ty Thiên Phú sau khi trúng đấu giá tài sản nhưng gần 2 năm vẫn chưa chuyển đổi được chủ đầu tư, nếu vụ việc tiếp tục kéo dài sẽ khiến Công ty Kim Oanh lâm vào nguy cơ bị phá sản trong khi Agribank Chợ Lớn cũng không xử lý được khoản nợ xấu của Công ty Thiên Phú đã kéo dài quá lâu.

Trước tin đồn TGĐ Đỗ Trường Minh, Bảo Việt dính những lùm xùm nào?

Được đánh giá là đứng đầu ngành tài chính bảo hiểm nhưng Bảo Việt lại vướng phải những "lùm xùm" đáng lẽ không nên có đối với một tập đoàn lớn như vậy.

Theo bảng xếp hạng Thương hiệu Việt Nam 2018 vừa được Brand Finance công bố, Tập đoàn Bảo Việt là thương hiệu đứng đầu trong ngành tài chính – bảo hiểm, trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Giá trị thương hiệu Bảo Việt được định giá đạt 116 triệu USD, tăng 8 triệu USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Bảo Việt lại vướng phải những "lùm xùm" đáng lẽ không nên có đối với một tập đoàn lớn như vậy. 
Truoc tin don TGD Do Truong Minh, Bao Viet dinh nhung lum xum nao?
 Bảo Việt là thương hiệu đứng đầu trong ngành tài chính – bảo hiểm. Ảnh Infornet.

Lãnh đạo cao cấp thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng

Tờ Dân Việt từng đưa tin, ngày 21/4/2014, CQ CSĐT thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 3 người là Trần Trọng Phúc (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt), Tạ Văn Cần (nguyên kế toán trưởng Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) và Trần Minh Thái (nguyên Kế toán chuyên quản Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt không được duyệt chi hoa hồng bảo hiểm cho các đại lý nhưng từ năm 2009-2011, tại Công ty Bảo Việt Bến Tre, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chi hoa hồng cho các đại lý, gây thiệt hại ước tính khoảng 4,5 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, Người Lao Động đưa tin, ngày 31/3/2014, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt đã quyết định về việc được thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt đối với ông Trần Trọng Phúc. Ông Trần Trọng Phúc cũng thôi không là Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt.

Kiến Thức đưa tin, cũng trong năm 2014 (cụ thể là tháng 12/2014), ông Phan Kim Bằng, Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn đã có đơn từ nhiệm chức vụ tại Tập đoàn Bảo Việt. 

Ít lâu sau đó, các lãnh đạo khác của Tập đoàn Bảo Việt cũng thôi giữ chức vụ. Cụ thể, ngày 23/12/2014, ông Lê Quang Bình thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên HĐQT Tập đoàn; ông Nguyễn Ngọc Anh thôi chức vụ Phó chủ tịch và thành viên HĐQT; ông Dương Đức Chuyển và ông Lê Hải Phong thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT.

Doanh thu thăng trầm

Nằm trong Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đứng đầu ngành tài chính - bảo hiểm nhưng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, đem lại những nguồn lợi kếch xù cho tập đoàn. 

Thông tin trên VnFinance cho biết, lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của Bảo Việt đạt 23.356 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 12.279 tỷ đồng và doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.373 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 28,9% và 14,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Kết thúc quý III, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của tập đoàn chỉ ghi nhận ở mảng bảo hiểm phi nhận thọ với 54 tỷ đồng, còn lại, lỗ thuần từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ là 1.490 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt trong 9 tháng đầu năm đó lỗ tới 1.436 tỷ đồng.

Tập đoàn lớn vẫn "trơ mặt" nợ thuế

Bên cạnh việc thua lỗ trong kinh doanh bảo hiểm, Bảo Việt còn "dính phốt" nợ thuế. Năm 2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) đã có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc công bố thông tin các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch vi phạm pháp luật về thuế, bị cưỡng chế nợ thuế. 

Theo công văn này, Tập đoàn Bảo Việt cũng có tên trong danh sách này vì bị Cục Thuế TP Hà Nội phạt chậm nộp và phạt vi phạm hành chính.

Ngân hàng Bảo Việt lãi dòng giảm "chóng mặt"

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baovietbank) là thành viên trẻ nhất của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Tuy nhiên, sức trẻ không giúp bộ phận này thăng tiến như kỳ vọng của các cấp lãnh đạo và khách hàng khi lãi dòng giảm gần một nửa.

Theo NĐH, kết thúc quý I/2019, trong 3 tháng đầu năm, tuy thu nhập lãi thuần và hoạt động khác lần lượt tăng 22% và 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 131 tỷ đồng và gần 8 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ dịch vụ cao gấp 2 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 19 tỷ đồng.

Truoc tin don TGD Do Truong Minh, Bao Viet dinh nhung lum xum nao?-Hinh-2
Báo cáo tài chính của Baovietbank. Ảnh NĐH. 

Trong khi đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối, vàng và mua bán chứng khoán kinh doanh đều lần lượt giảm mạnh, tới 88% và 90% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Hơn nữa, chi phí hoạt động cũng tăng 24%, chiếm hơn 158 tỷ đồng đã làm lợi nhuận trước và sau thuế giảm 47% và 41% so với quý I/2018, xuống còn gần 8 tỷ đồng và 7 tỷ đồng dù đã giảm trích lập dự phòng đến 97%, chỉ còn gần 3 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2019, BaoVietBank có tổng tài sản gần 50,945 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm, chủ yếu do giảm 52% tiền gửi tại NHNN và cho vay khách hàng giảm 1%. Riêng các khoản lãi, phí phải thu tăng 8%, đạt hơn 1.507 tỷ đồng.

Về các nguồn vốn huy động, BaoVietBank ghi nhận tiền gửi của khách hàng đạt gần 29.439 tỷ đồng, tăng 9%, trong khi tiền gửi và vay của các TCTD khác giảm 28%, đạt hơn 13.036 tỷ đồng, và phát hành giấy tờ giảm 6%, xuống còn ở mức hơn 3.988 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2019, tổng nợ xấu của Baovietbank giảm 4% so với đầu năm chủ yếu là vì nợ có khả năng mất vốn giảm 24%, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn tăng 66% và nợ nghi ngờ tăng 23% so với đầu năm.

Đồng thời, tổng cho vay khách hàng chỉ giảm 1% so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên cho vay khách hàng của BaoVietBank giảm từ 3,98% xuống còn 3,85%.

Đất Xanh Group “nợ” sổ đỏ Gold Hill 3 năm, Gem Riverside "đắp chiếu"

(Kiến Thức) - Đất Xanh Group (DXG) được biết đến là một trong những đại gia có tiếng trong lĩnh vực BĐS. Thế nhưng, những lùm xùm vừa qua liên quan dự án Gold Hill nợ sổ đỏ 3 năm và Gem Riverside ì trệ cho thấy, ông lớn này đang có vấn đề...

Lùm xùm dự án Gold Hill

Giữa tháng 3/2019, Đất Xanh Group tiến hành đại hội cổ đồng và đặt ra mục tiêu lợi nhuận tăng 7,6% sau thuế. Tuy nhiên, kết thúc đại hội viễn cảnh tươi sáng vẫn chưa thấy đâu thì DXG lại phải đối mặt với hàng loạt lùm xùm ở dự án Golden Hill (huyện Trảng Bom, Đồng Nai).

Tin mới