Thu hồi “đất vàng” 69 Nguyễn Du: Lật hồ sơ PVC và Khoáng sản Hợp Thành

Dù chưa được giao “đất vàng” 69 Nguyễn Du nhưng Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí - PVC đã “vội” chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp thành. Thương vụ này PVC thu về hơn 56 tỷ đồng tiền chênh lệch.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành văn bản số 8053/STNMT-TTr về việc công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ. Trong 23 dự án mà UBND Thành phố vừa thông tin công khai thu hồi đất, dư luận đặc biệt quan tâm Tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành. Đây là dự án với vị trí “đất vàng” nằm ngay trung tâm Thủ đô với diện tích 569,7m2.

“Đất vàng” trao tay lấy ngay vài chục tỷ

Theo tìm hiểu của Tri thức & Cuộc sống, trước đây cơ sở nhà, đất tại 69 Nguyễn Du là tài sản Nhà nước do Công ty Quản lý và Phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng Hà Nội quản lý. Đơn vị này đã cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thuê làm trụ sở.

Đến thời điểm 01/01/2008 hợp đồng thuê đất trên hết hạn các bên chưa ký lại. Thời điểm này Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí – PVC (thuộc PVN), và UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Bộ Tài chính trình Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà, đất tại số 69 Nguyễn Du cho PVC.

Ngày 09/9/2008 Bộ Tài chính đã có Công văn về việc xử lý cơ sở nhà, đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1665/TTg-KTN cho phép UBND TP Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà, đất 69 Nguyễn Du cho PVC để xây dựng trụ sở làm việc.

Tháng 8/2009, UBND TP Hà Nội có văn bản xác định giá bán tài sản trên đất, giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu “đất vàng” này là 39,868 tỷ đồng. Sau khi PVC nộp tiền, ngày 17/11/2009, UBND TP Hà Nội có Quyết định thu hồi “đất vàng” 69 Nguyễn Du  giao cho PVC.

Tuy nhiên, sau khi mua thành công “đất vàng” với mục đích ban đầu để xây dựng trụ sở làm việc, PVC không tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà nhanh chóng đề xuất và được PVN đồng ý thông qua chủ trương cho phép PVC chuyển nhượng cơ sở nhà, đất này.

Chỉ sau 01 năm, PVC đã tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng khu đất này. Ngày 31/12/2009, PVC đã ký hợp đồng (không số) chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp thành (Khoáng sản Hợp Thành) với giá trị 95,949 tỷ đồng, tương đương với giá khoảng 168 triệu đồng/m2 x 596,7m2.

Đáng chú ý, tại thời điểm tổ chức đấu giá, công nhận kết quả đấu giá, PVC vẫn chưa được UBND TP Hà Nội giao đất.

Năm 2015, Công ty Hợp Thành đã thế chấp các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất (lợi tức của thửa đất hoặc của hạ tầng kỹ thuật trên đất) tại lô đất 69 Nguyễn Du cho một ngân hàng.

Dù vậy, ngày 20/4/2016 vẫn UBND TP Hà Nội có Quyết định 1860/QĐ-UBND thu hồi tại số 69 Nguyễn Du giao Công ty Khoáng sản Hợp thành để cải tạo xây dựng Tòa nhà văn phòng.

Ngày 11/9/2020, UBND thành phố đã có Quyết định 4068/QĐ-UBND thu hồi 596,7 m2 đất tại số 69 Nguyễn Du, giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội tiếp nhận để quản lý, lập phương án sử dụng đất theo quy định.

Thu hoi “dat vang” 69 Nguyen Du: Lat ho so PVC va Khoang san Hop Thanh
"Đất vàng" 69 Nguyễn Du bị thu hồi. 

"Đại gia" khoáng sản Hợp Thành "khủng" cỡ nào?

Về Công ty Khoáng sản Hợp Thành, đây là doanh nghiệp được thành lập vào tháng 05/2007, hiện tại đặt trụ sở chính tại số số 10 Nam Đồng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Công ty Hợp Thành do 03 cổ đông sáng lập là các ông: Lê Mạnh Sơn, Lê Hồng Thái và bà Phạm Thị Ngân. Trong đó, ông Lê Hồng Thái đăng ký góp tới 297 tỷ đồng để sở hữu 45% cổ phần, tiếp đến là bà Phạm Thị Ngân đăng ký góp 237,6 tỷ đồng, sở hữu 36% cổ phần; và ông Lê Mạnh Sơn đăng ký góp 125,4 tỷ đồng để sở hữu 19% cổ phần.

Tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo Kết luận thanh tra quá trình cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn. Theo văn bản thông báo, cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi toàn bộ 75% vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã bán cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành.
Trong tỉ lệ 86,23% cổ phần tại cảng Quy Nhơn, gia đình ông Lê Hồng Thái nắm giữ hơn 30,8 triệu cổ phần (chiếm 76,23% vốn điều lệ của hơn 404 triệu cổ phần).
Đáng chú ý, thời điểm tháng 3/2017, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra việc cổ phần hóa tại Cảng Quy Nhơn, ông Lê Hồng Thái đã tiến hành chuyển nhượng 45% vốn tại Khoáng sản Hợp Thành cho bà Trần Thị Quỳnh Yên - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hợp Thành. Bà Yên cũng là thành viên HĐQT của Công ty CP Cảng Quy Nhơn.

Được biết, ông Lê Hồng Thái có nhiều mối quan hệ với Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Năm 2010, cựu Chủ tịch HĐQT PVC là ông Trịnh Xuân Thanh đã ký trình ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT. Ông Thái cũng đã có thời gian làm Chủ tịch HĐQT PVC IMICO - một thành viên của PVC.

Đại gia chi 2 nghìn tỷ mua KS Daewoo giàu cỡ nào?

Trong danh sách khối tài sản “khủng” của đại gia khoáng sản Hợp Thành, không chỉ có Daewoo cũng như cảng Đình Vũ.

Mới đây, tin tức việc đại gia khoáng sản mang 94 triệu đô (tương đương hơn 2 nghìn tỷ đồng) mua lại 70% cổ phần của khách sạn Daewoo khiến nhiều người “choáng ngợp”.

Những khu đất "vàng" quanh Hồ Gươm gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - Thời gian qua, không ít khu đất vàng quanh Hồ Gươm, Hà Nội đã gây xôn xao dư luận bởi "dính" tranh cãi, bất đồng.

g

1. Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài

Khuôn viên nhà đất ở địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thuộc dạng nhà vắng chủ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc gồm 2 khối nhà và một phần diện tích kho, sân chung. Sau khi chủ nhà cũ bỏ đi, Thành phố bàn giao cho Sở Nhà cửa và Trước bạ quản lý. Ảnh: Hồng Liên. 

g-Hinh-2
Từ năm 1986, Tổng cục Du lịch ký hợp đồng thuê nhà với Xí nghiệp quản lý nhà Hoàn Kiếm để làm việc. Một phần diện tích đã được cơ quan này bố trí làm chỗ ở cho nhân viên. Năm 1990, Tổng cục cải tạo, xây dựng khu nhà 6 tầng trên khu đất mặt phố Lý Thường Kiệt (diện tích 272m2) làm văn phòng. Trên vị trí khu đất vàng này có 5 đơn vị, tổ chức và 41 hộ dân đang quản lý, sử dụng. Ảnh: Hồng Liên.

Tin mới