Thu hồi hơn 1.103 tỉ từ vụ sai phạm SADECO thế nào?

VKS xác định việc bán rẻ 9 triệu cổ phần của SADECO cho công ty Nguyễn Kim gây thiệt hại hơn 1.103 tỉ, trong đó thiệt hại của Nhà nước là gần 700 tỉ đồng.

VKSND TP.HCM vừa ban hành cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ vụ án sang tòa cùng cấp để đưa ra xét xử ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thành uỷ) cùng các đồng phạm trong sai phạm tại Công ty SADECO.
Ông Cang bị truy tố về tội vi phạm quyđịnh về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 10-20 năm tù với vai trò đầu vụ.
SADECO là công ty con của Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (IPC), doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong đó, vốn của cổ đông IPC là 44%, Văn phòng Thành ủy (VPTU) 16,7%…
Thu hoi hon 1.103 ti tu vu sai pham SADECO the nao?
Ông Tất Thành Cang bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí với vai trò đầu vụ. Ảnh: PLO 
VKS xác định đây là vụ án gây thiệt hại đặc biệt lớn cho tài sản Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu của Nhà nước, liên quan đến sai phạm ở nhiều lĩnh vực, nhiều hành vi phạm tội khác nhau.
Việc bán rẻ 9 triệu cổ phần của SADECO cho công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (công ty Nguyễn Kim) đã gây thiệt hại cho SADECO hơn 1.103 tỉ trong đó thiệt hại của Nhà nước là gần 700 tỉ đồng.
Bị can Tề Trí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Sadeco, Tổng giám đốc IPC) bị cho là có vai trò chủ chốt, xuyên suốt từ đầu đến cuối khi thực hiện xong việc phát hành cổ phần cho công ty Nguyễn Kim.
Cuối năm 2016, sau khi mua 5,2 triệu cổ phần SADECO từ Công ty Exim (giá 57.000/cổ phần), công ty Nguyễn Kim đề xuất mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của SADECO và cam kết cùng phát triển 2 dự án tại 79B Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình) và khu dân cư Rạch Chiếc (hiện là TP Thủ Đức).
Tháng 1-2017, SADECO thuê công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC) xác định giá trị doanh nghiệp, xác định mỗi cổ phần là hơn 36.500 đồng. Đến tháng 6-2017, SADECO đã phát hành 9 triệu cổ phần và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần.
Theo cơ quan tố tụng, giá này thấp hơn giá trị thực rất nhiều, do ông Dũng sử dụng kết quả thẩm định giá của HSC - doanh nghiệp không có chức năng thẩm định, khiến tài sản của SADECO bị đánh giá thấp (trong khi năm 2017 nhà đất tăng giá rất nhiều) gây thiệt hại nghiêm trọng công ty.
Sau khi CQĐT tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra TPHCM và tiến hành xác minh, điều tra thì SADECO đã đàm phán với công ty Nguyễn Kim thanh lý. Công ty Nguyễn Kim đã trả lại số cổ phần đã mua, thu hồi lại được tài sản thất thoát, thiệt hại cho SADECO hơn 1.103 tỉ đồng.
Cuối năm 2020, Công ty Nguyễn Kim tự nguyện điều chỉnh hợp đồng trả cho SADECO số tiền hơn 32 tỉ lãi phát sinh từ tiền gửi ngân hàng khi 2 bên huỷ hợp đồng, trả lại cổ phần.
Ngoài sai phạm trên, bị can Dũng, Hồ Thị Thanh Phúc (cựu tổng giám đốc SADECO) cùng đồng phạm còn bị cáo buộc cùng đồng phạm tham ô số tiền 4,7 tỉ. Các bị can đã tự nguyện nộp lại số tiền cho công ty 6,8 tỉ đồng.
Cổ phần được bán thấp hơn giá trị thực nhiều lần
Ngày 21-8-2020, Hội đồng định giá thường xuyên trong tố tụng hình sự TP.HCM có kết luận và bốn tháng sau có bổ sung rằng tổng giá trị các khu đất của SADECO tại thời điểm phát hành cổ phần là hơn 2.889 tỉ đồng. Trong khi đó giá trị sổ sách của SADECO chỉ xác định giá trị tài sản là hơn 400 tỉ đồng.
Đến giữa tháng 4-2021, Hội đồng định giá có kết luận thời điểm tháng 10-2017 giá trị tài sản của SADECO là hơn 3.245 tỉ đồng, các khoản nợ phải trả là hơn 481 tỉ.
Theo thông tư số 200/2014 của Bộ Tài Chính thì đủ căn cứ xác định giá trị một cổ phần tại SADECO 162.571 đồng. Trong khi đó, các bị can chỉ bán với 40.000 đồng.

Sai phạm tại Sadeco gây thiệt hại hơn 150 tỷ đồng

Chính việc người quản lý Sadeco không thực hiện nghiêm túc việc “công khai lợi ích liên quan” đã tạo thuận lợi cho Nguyễn Kim thâu tóm doanh nghiệp với giá rẻ thông qua việc phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược. 

Ngày 15-5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bà Hồ Thị Thanh Phúc (SN 1977), Tổng Giám đốc Công ty Sadeco, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí và tham ô tài sản. Phạm cùng 2 tội danh trên, ông Tề Trí Dũng (SN 1981), Tổng Giám đốc IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadeco, cũng bị khởi tố bị can và bắt tạm giam trước đó 1 ngày.
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Dũng và bà Phúc đã sử dụng kết quả định giá của doanh nghiệp không có chức năng, với tài sản bị định giá thấp, sai pháp luật để quyết định giá phát hành cổ phần của Công ty Sadeco. Theo đó, Sadeco là công ty liên kết của IPC. Năm 2015, IPC bán đấu giá vốn tại Sadeco. Công ty cổ phần Bất động sản Exim mua hơn 5,2 triệu cổ phần, với giá 26.100 đồng/cổ phần. Sau đó, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim mua lại toàn bộ số cổ phần này (giá 55.000 đồng/cổ phần) và đề xuất mua tiếp cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco.

Những ai bị khởi tố trong vụ IPC và Sadeco?

Liên quan đến hàng loạt sai phạm tại hai công ty IPC và Sadeco, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố hàng loạt cán bộ chủ chốt, trong đó có ông Tất Thành Cang.

Ngày 18-12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam với Nguyễn Hữu Thành (thành viên HĐQT Công ty Sadeco) để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trong ngày, công an đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông này.

Tin mới