Thu hồi tài sản của quan chức có thể không cần qua thủ tục kết tội

Cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội sẽ không hiệu quả nếu không tính đến các cơ chế hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, trong khuôn khổ hợp tác với Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS, Đức), cơ quan này vừa tổ chức hội thảo tham vấn về cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp - khẳng định, thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội là cách tiếp cận mới trong thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án về kinh tế, tham nhũng.
Giải pháp này nảy sinh từ yêu cầu thực tiễn khi những biện pháp thu hồi tài sản theo cách thức truyền thống không giải quyết được các vấn đề bất cập của thực tiễn do gặp khó khăn trong xác minh, thu thập chứng cứ và chứng minh mối liên hệ giữa tài sản và hành vi phạm tội.
Thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội là quy trình đặc biệt của cơ quan nhà nước, không xét xử bị cáo hay hành vi phạm tội mà tập trung vào xử lý tài sản được cho là có nguồn gốc hoặc có liên quan đến tội phạm, với mục đích thu hồi về cho ngân sách nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Thu hoi tai san cua quan chuc co the khong can qua thu tuc ket toiNăm 2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định truy nã đối với bà Hồ Thị Kim Thoa - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương. Bà Thoa đã bị khởi tố để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tuy nhiên, bà Hạnh cho rằng thực hiện cơ chế này cũng đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết như: Phạm vi và mục tiêu nhằm vào nhóm tội phạm nào, các trường hợp nào cần thiết sử dụng cơ chế này và phương thức tịch thu tài sản ra sao ? Nếu thí điểm thì sẽ thí điểm vấn đề gì, công đoạn, cách thức nào để đạt mục tiêu của chính sách, bảo đảm phù hợp, khả thi trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay ?.
Cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội sẽ không hiệu quả nếu không tính đến các cơ chế hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan…
Qua nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Hạnh nhận thấy ưu điểm chính của các biện pháp tịch thu tài sản không qua kết tội là yêu cầu tiêu chuẩn về chứng cứ tại các phiên tòa dân sự thấp hơn so với các phiên tòa hình sự, qua đó tạo thuận lợi cho việc thu hồi tài sản. Biện pháp này giúp khắc phục được một trong những khó khăn lớn nhất là việc phải chứng minh tội phạm và nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản được cho là do phạm tội mà có.
Việc khởi kiện dân sự có thể được mở rộng tới các bên thứ ba, có thể là bất kỳ ai đã hỗ trợ cho bị đơn chính, các thành viên gia đình, cộng sự thân thiết, các bên trung gian, các định chế tài chính, luật sư, kế toán…
Đặc biệt, trong khởi kiện dân sự thì các quan chức, cựu quan chức và tài sản của họ không được hưởng quyền miễn trừ. "Đây là những vấn đề hết sức mới với Việt Nam, đòi hỏi phải nghiên cứu, thảo luận, tham khảo kinh nghiệm của các nước"- bà Hạnh nói.
Ông Florian Feyerabend - Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam - cho biết, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) dành một chương quy định về thu hồi tài sản. Theo đó, UNCAC khuyến nghị các nước thành viên theo pháp luật nước mình sẽ xem xét tiến hành các biện pháp cần thiết cho phép tịch thu tài sản mà chưa có bản án hình sự trong trường hợp không thể truy tố người vi phạm vì lý do người này đã chết, lẩn trốn, vắng mặt hoặc trong các trường hợp thích hợp khác.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận cơ chế thu hồi tài sản không qua truy tố hình sự có thể phức tạp vì cơ chế này có thể gây ra những quan ngại về quyền về tài sản.

Vì sao khó thu hồi tài sản đại án Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh…?

Việc thu hồi tài sản đại án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Phan Văn Anh Vũ… chưa cao được lý giải do đây là các vụ án có giá trị lớn, nhiều tài sản còn vướng mắc về quyền sở hữu nên khó kê biên, xử lý.

Tại cuộc họp về kết quả công tác Quý III và nhiệm vụ Quý IV của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, ông Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 cho biết, về án kinh tế, tham nhũng, trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 24 nghìn tỷ đồng/gần 34 nghìn tỷ đồng có điều kiện.
Trong đó, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, các đơn vị đã thi hành xong 1.600 tỷ đồng trong số gần 34.000 tỷ đồng có điều kiện.

Phan Sào Nam nộp lại Nhà nước hơn 1.300 tỷ, các “quan” tham thì sao?

Từ việc trùm cờ bạc Phan Sào Nam nộp lại Nhà nước hơn 1.384 tỷ đồng nhìn lại hàng loạt quan tham nộp lại tiền khắc phục hậu quả trong các vụ đại án.

Phan Sao Nam nop lai Nha nuoc hon 1.300 ty, cac “quan” tham thi sao?

Phan Sào Nam đã nộp lại Nhà nước hơn 1.384 tỷ đồng: Đến thời điểm bị HĐXX giám đốc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy các quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, buộc phải tiếp tục chấp hành phần bản án còn lại, Phan Sào Nam – trùm cờ bạc cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua game bài Rikvip/Tip.Club đã nộp hơn 1.384 tỷ đồng, bằng 99% số tiền mà Phan Sào Nam có nghĩa vụ phải thi hành án.

Phan Sao Nam nop lai Nha nuoc hon 1.300 ty, cac “quan” tham thi sao?-Hinh-2

Theo luật sư Giang Hồng Thanh (người bảo vệ quyền lợi của Phan Sào Nam) cho biết, hiện Phan Sào Nam có phương án bán 125m2 đất thuộc dự án Golden Hills City, khu A xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng và căn hộ chung cư tại quận 1, TP HCM để thi hành nốt hơn 10 tỷ đồng còn lại.

Lào Cai mạnh tay với án tham nhũng, kinh tế

Lào Cai đặt mục tiêu là thu hồi được từ 90% tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tỉnh ủy Lào Cai vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 04 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Lao Cai manh tay voi an tham nhung, kinh te

Tòa án Nhân dân thành phố Lào Cai xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại chợ Kim Tân, thành phố Lào Cai (tháng 6/2020). 

Tin mới