Thù lao của các sếp ngân hàng 'khủng' đến cỡ nào?

(Vietnamdaily) - Nhân viên, lãnh đạo ngân hàng xưa nay vẫn được coi là nhóm có mức thu nhập cao so với nhiều ngành nghề khác. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông VPBank, VietinBank, Sacombank,… cho thấy mức thù lao của các vị lãnh đạo là khá khủng.

Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng VPBank diễn ra cuối tháng 5 đã thông qua mức thù lao Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) năm 2020 tương đương mức bằng 0,5% lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt được, tỷ lệ này không thay đổi so với năm trước.

Trong năm 2020, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.214 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2019. Như vậy, quỹ thù lao HĐQT, BKS của VPBank dự kiến khoảng 51 tỷ đồng.

Hiện VPBank chỉ có 5 thành viên HĐQT và 4 thành viên BKS. Vì vậy, thù lao bình quân của các lãnh đạo của VPBank vào khoảng 5,6 tỷ đồng/năm nếu như VPBank hoàn thành kế hoạch mục tiêu lợi nhuận mà nhà băng này đã đề ra.

Cũng tại Đại hội đồng cổ đông ngày 23/5, cổ đông VietinBank cũng thông qua tỷ lệ thù lao tối đa đối với HĐQT và BKS năm 2020 là 0,31% lợi nhuận sau thuế kế hoạch, thấp hơn tỷ lệ 0,38% của năm 2019.

Tuy nhiên do kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng chưa được VietinBank đề cập cụ thể. Do đó, mức thù lao dự kiến của dàn lãnh đạo cấp cao của VietinBank năm 2020 vẫn còn bỏ ngỏ.

VietinBank cho biết, trong năm 2019 mức thù lao thực tế của các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhận về chỉ là 0,28% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. Với mức lợi nhuận sau thuế riêng lẻ 9.283 tỷ đồng, Vietinbank chi ra 26 tỷ đồng thù lao cho dàn lãnh đạo cấp cao năm 2019 gồm 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.

Ước tính, trung bình mỗi nhân sự cấp cao Vietinbank sẽ nhận được mức thù lao gần 2,4 tỷ đồng/năm.

Đại hội đồng cổ đông Sacombank đầu tháng 6 đã cũng đã thông qua mức thù lao HĐQT, BKS năm 2020 là 2% trên tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, mức tỷ lệ này xấp xỉ so với năm 2019. Tuy vậy, Sacombank đặt kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019.

Với 11 thành viên HĐQT, BKS tại Sacombank, ước tính con số thù lao Ngân hàng chi ra khoảng trên 51 tỷ đồng, tương ứng khoảng 4,7 tỷ đồng/người/năm.

Thu lao cua cac sep ngan hang 'khung' den co nao?
 Thù lao của sếp ngân hàng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2020 của Techcombank, nhà băng này chia sẻ mức thù lao cố định cho các thành viên HĐQT, BKS năm 2020 theo dự kiến sẽ nâng từ mức 32 tỷ đồng trong năm 2019 lên mức 34 tỷ đồng vào năm 2020, tương ứng tăng 6%. Tuy vậy, Techcombank chỉ đặt mục tiêu lãi trước thuế 2020 tăng 1% so với năm 2019 ở mức 13.000 tỷ đồng.

Với 11 thành viên HĐQT, BKS, mức thù lao bình quân của mỗi thành viên HĐQT, BKS của Techcombank dự kiến nhận về trong năm 2020 vào khoảng 3 tỷ đồng.

Tương tự, trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2020, ABBank đề nghị thù lao của HĐQT và BKS tăng 10% so với năm 2019. Cụ thể, tổng mức chi thù lao và thù lao kiêm nhiệm cho thành viên HĐQT, thành viên BKS năm 2020 là 24,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, nếu lợi nhuận vượt mục tiêu thì quỹ thưởng dành cho thành viên HĐQT và BKS là 1% phần lợi nhuận đạt kế hoạch và 5% phần lợi nhuận vượt kế hoạch.

Cụ thể, trong năm 2020, ABBank dự kiến tổng thu nhập sẽ đạt 4.260 tỷ, tăng 18% so với năm 2019. Sau khi trừ các chi phí phát sinh, ABBank dự kiến thu về khoản lợi nhuận trước thuế 1.358 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến cải thiện năng suất lao động của nhân viên từ 310 triệu đồng lợi nhuận trước thuế/người vào năm 2019 lên 342 triệu đồng/người.

Trong năm 2019, tổng thù lao chi cho thành viên HĐQT, BKS của ABBank hơn 20 tỷ đồng. Chưa kể, do lợi nhuận thực hiện năm 2019 đã vượt so với mức lợi nhuận kế hoạch năm 2019 do nhà băng này đưa ra.

Vì vậy, HĐQT và BKS được thưởng 1% lợi nhuận đạt kế hoạch và 5% lợi nhuận vượt kế hoạch. Tổng cộng, quỹ thù lao và thưởng năm 2019 của HĐQT, BKS tại ABBank cũng lên tới hơn 30 tỷ đồng.

Tại nhà băng của Bầu Hiển - SHB, theo dự kiến ngân hàng sẽ trình Đại hội phương án trích ngân sách thù lao cho HĐQT và BKS ở mức 1,5% lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch. Được biết, năm 2020 nhà băng này đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019, ước tính thì SHB dự kiến chi khoảng 49 tỷ đồng.

Với 12 thành viên trong HĐQT và BKS, bình quân mỗi lãnh đạo Ngân hàng này sẽ nhận về 4 tỷ đồng/năm.

Theo chia sẻ, trong năm 2019, SHB đã chi thù lao cho HĐQT và BKS ở mức 27,5 tỷ đồng, theo đó con số thù lao dự kiến trong năm 2020 tăng đến 78%.

Nhân viên ngân hàng nào được hưởng lương “khủng” nhất 2017?

(Kiến Thức) - Không chỉ có năm 2017 mà từ trước tới nay, trong hệ thống ngân hàng thì Vietcombank thường xuyên dẫn đầu về chi lương thưởng cho người lao động.

1. Vietcombank Báo cáo tài chính quý IV/2017 của ngân hàng Vietcombank cho thấy, đây là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận với hơn 11.300 tỷ đồng trước thuế và sau thuế trên 9.100 tỷ đồng. Vì thế, ngân hàng này "mạnh tay" chi lương, thưởng cho cán bộ nhân viên. Tính bình quân năm 2017, thu nhập của nhân viên Vietcombank đạt mức 32,3 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 22% so với năm 2016. Ảnh: btc.edu.vn.
1. Vietcombank
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của ngân hàng Vietcombank cho thấy, đây là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận với hơn 11.300 tỷ đồng trước thuế và sau thuế trên 9.100 tỷ đồng. Vì thế, ngân hàng này "mạnh tay" chi lương, thưởng cho cán bộ nhân viên. Tính bình quân năm 2017, thu nhập của nhân viên Vietcombank đạt mức 32,3 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 22% so với năm 2016. Ảnh: btc.edu.vn. 
2. Techcombank Tại Techcombank, trong quý I/2017, ngân hàng cho biết đã chi trả thu nhập bình quân cán bộ nhân viên 27 triệu đồng/tháng, trong đó lương bình quân là 18 triệu đồng/tháng, vươn lên là ngân hàng chi trả lương cao thứ 2 hệ thống. Ảnh: btc.edu.vn.
2. Techcombank
Tại Techcombank, trong quý I/2017, ngân hàng cho biết đã chi trả thu nhập bình quân cán bộ nhân viên 27 triệu đồng/tháng, trong đó lương bình quân là 18 triệu đồng/tháng, vươn lên là ngân hàng chi trả lương cao thứ 2 hệ thống. Ảnh: btc.edu.vn. 

So sánh năng suất lao động của nhân viên ngân hàng top 5 về lợi nhuận

(Vietnamdaily) - Bình quân nhân viên của Vietcombank làm ra hơn 1,22 tỷ lợi nhuận trước thuế và Techcombank chỉ thấp hơn một chút là 1,15 tỷ, còn lại ở chiếu dưới cách rất xa chỉ vài trăm triệu đồng trong năm 2019.

Mặc dù không phản ánh hoàn toàn chính xác hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên ngân hàng đã mang lại hiệu quả kinh doanh trong năm 2019, song dựa trên những con số này cũng có thể thấy tình hình sử dụng nhân sự của từng nhà băng hiện nay như thế nào.

Kết thúc năm 2019, ngành ngân hàng ghi nhận top 5 nhà băng có lợi nhuận trước thuế cao nhất gồm Vietcombank (23.123 tỷ), Techcombank (12.838 tỷ), Vietinbank (11.780 tỷ), BIDV (10.876 tỷ) và VPBank (10.334 tỷ).