Thứ mọc dại ở lòng suối làm đặc sản mà hút khách không ngờ

Đây là món ăn được người dân tộc miền núi Tây Bắc ưa thích, đặc biệt là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ vào mỗi dịp lễ tết hoặc khi có khách quý.

Thứ mọc dại ở lòng suối làm đặc sản mà hút khách không ngờ
Rêu sông, suối là một món ăn đã có từ lâu đời, được nhiều dân tộc như Mường, Nùng, Thái, Mông,… ưa thích. Từ lâu, món ăn này đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết hoặc khi có khách quý.
Rêu thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối, chúng có quanh năm nhưng thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa rêu ngon nhất. Với kinh nghiệm của người Thái, người Tày, nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó vừa có nhiều rêu để lấy mà lại là rêu ngon.
Vì mang tính chất sinh trưởng theo mùa nên món rêu được người dân yêu quý không chỉ vì hương vị của nó mà còn vì khả năng bất ngờ mà nó mang lại.
Theo người dân Tây Bắc, các món rêu nói chung và rêu nướng nói riêng có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, có tính thanh nên giải nhiệt, rất mát, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Rêu chủ yếu là chất xơ còn có tác dụng giảm mỡ trong máu, và là các món ăn tốt cho những ai muốn ăn kiêng, giảm béo. Bởi vậy món rêu nướng không chỉ là thứ ăn ngon, là đặc sản của người Tày mà còn là thuốc chữa bệnh.
Thu moc dai o long suoi lam dac san ma hut khach khong ngo
Rêu nướng là đặc sản trong mâm cỗ của người dân Tây Bắc.
Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang, Quang Bình, Hà Giang cho biết: “Khi vớt, phải đứng ở dưới suối, nước cứ chảy từ trên xuống và lấy tay quơ ngang lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu chỉ sống trong 7 ngày, khi nó mọc lên 3 - 4 ngày là đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch và không ăn được nữa”.
Rêu tươi sau khi được lấy tại suối đêm về đem rửa thật sạch cho hết nhớt phù sa bằng cách vò và đập thật kỹ, từ đó có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như: rêu hấp, canh rêu, rêu xào, rêu rán, nộm rêu, rêu nướng. Tuy nhiên, với nhiều người thì cách chế biến rêu ngon nhất vẫn là rêu nướng với than hồng. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.
Để làm món Rêu nướng, sau khi làm sạch rêu xong, xé cho rêu tơi ra, thái nhỏ, sau đó nêm với các gia vị: ít sả, vài ba lá mùi tàu, vài ngọn dăm, 1 chút lá hẹ, một chút muối, mì chính và thêm 1- 2 hạt dổi, đó là gia vị mà người Tày hay sử dụng. Ngoài ra, để phù hợp với khẩu vị của từng người, bạn có thể nêm nếm các gia vị khác nhau. Sau khi trộn đều rêu với các gia vị thì gói rêu vào lá dong rồi cho lên bếp nướng.
Cũng vì số lượng có hạn nên rêu đá ngày càng có giá và trở thành hàng hóa bán ra thị trường mang lại thu nhập thời vụ cho người dân ở các bản làng còn giữ được môi trường nước sạch.
Thu moc dai o long suoi lam dac san ma hut khach khong ngo-Hinh-2
Vào mùa rêu mọc, người dân hái rêu có thể thu về 400 - 600 nghìn đồng/ngày.
Với 1 kg rêu tươi đã làm sạch cát, sạn có giá bán từ 15 đến 20 ngàn đồng. Có ngày một người dân ở trên địa bàn xã Mỹ Lý có thể thu nhập từ 400 đến 600 ngàn đồng từ việc bán rêu. Tuy nhiên, công việc này cũng phụ thuộc một phần vào điều kiện thời tiết.
Sản phẩm rêu nướng cũng được nhiều người đăng bán như một đặc sản trên một số chợ mạng, mỗi gói rêu nướng có giá 30.000 đồng.
“Trước đây người dân trên địa bàn xã Mỹ Lý chỉ hái rêu về chế biến món ăn hàng ngày. Giờ đây, do môi trường và khí hậu thay đổi, rêu chỉ mọc ở các đoạn sông thuộc địa phận của các bản dọc biên giới Việt - Lào, như bản Xốp Dương, bản Chà Nga. Tận dụng rêu từ tự nhiên ban tặng, người dân ở các bản đã khai thác về làm hàng hóa bán kiếm thêm thu nhập, nhất là vào dịp Tết này khi nhu cầu thực phẩm tăng cao” - Ông Vi Khăm Đào - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An chia sẻ.

Các đặc sản núi rừng không thể bỏ lỡ ở Mù Căng Chải

(Kiến Thức) - Mù Căng Chải nổi tiếng bởi ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ làm say mê lòng người và những đặc sản mang đậm chất núi rừng thu hút du khách khắp nơi.

Các đặc sản núi rừng không thể bỏ lỡ ở Mù Căng Chải
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai

Thịt lợn bản: Đặc sản núi rừng này được du khách vô cùng yêu thích. Vì được nuôi tự nhiên nên loại lợn này khá bé, chỉ khoảng dưới 10 - 15 kg/1 con, một con lợn có thể chế biến được một mâm cỗ với rất nhiều món như luộc, hấp, nướng, ăn kèm với rau rừng như măng, cải ... và chấm với muối mắc kén vô cùng hấp dẫn.

Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-2
Gà đồi: Cũng giống như lợn bản, gà đồi được nuôi thả tự nhiên trên các sườn đồi sau nhà của người dân tộc bản địa, thịt rất chắc, thơm ngon.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-3
Thịt trâu, lợn gác bếp: là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-4
Xôi nếp Tú Lệ: Nếu đến Tú Lệ hoặc các vùng khác của Mù Căng Chải dịp lúa chín, bạn tuyệt đối không được bỏ lỡ món xôi nếp, được nấu từ gạo nếp trồng trên những thửa ruộng bậc thang.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-5
Cốm Tú Lệ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-6
Nhộng ong rừng: Món này có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh. Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-7
Muồm muỗm, châu chấu rang Mường Lò: Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-8
Măng, rau rừng: Măng sặt thon nhỏ, to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-9
Táo mèo Tú Lệ được mệnh danh là loại táo ngon nhất xứ Tây Bắc. Mùa hoa táo mèo nở rộ vào tháng 3. Vào những ngày tháng 9, khi những cánh đồng lúa Tú Lệ thơm nức mùi lúa chín cũng là mùa thu hoạch táo mèo. Táo mèo ăn có vị chát, thường dùng để ngâm rượu. Đây là thứ rượu dân dã nhưng vô cùng độc đáo.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-10
Mật ong Mù Cang Chải là đặc sản nổi tiếng của Yên Bái. Được du khách xa gần tin yêu bởi chất lượng mật tốt, màu vàng óng, sánh đặc. Đặc biệt mật ong rừng nguyên chất có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-11
Cua suối rang muối: Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon trong đó có món Cua suối rang muối. Cua sau khi bắt về bóc mai, rửa sạch để cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun sôi, bỏ tỏi vào xào thơm sau đó cho cua vào đảo cho đều, rắc muối lên rang cho đến khi cua chín vàng.
Cac dac san nui rung khong the bo lo o Mu Cang Chai-Hinh-12
Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Cây mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả xem video "Vào bếp cùng Quang Hải U23 Việt Nam". Nguồn: VTV24.

Đặc sản kinh dị, dậy mùi tất thối người Nigeria ăn mãi

(Kiến Thức) - Iru nổi tiếng thế giới là loại đặc sản kinh dị, phát mùi hôi hám như tất thối lâu ngày. Dù vậy, người dân Nigeria vẫn ưa thích, sử dụng như một loại gia vị nêm trong các món ăn hàng ngày.

Đặc sản kinh dị, dậy mùi tất thối người Nigeria ăn mãi
Dac san kinh di, day mui tat thoi nguoi Nigeria an mai
 Iru có thành phần chính làm từ một loại đậu được trồng ở đất nước Nigeria. Loại đậu này chứa nhiều protein và carbohydrate.
Dac san kinh di, day mui tat thoi nguoi Nigeria an mai-Hinh-2
Sau khi được lên men, Iru được đánh giá tốt hơn cho sức khỏe nhờ giảm được lượng đường có hại, tăng các axit amin có lợi, giàu chất béo tốt, protein và canxin. 

Khoe ảnh thần thái, Lệ Quyên lộ dấu hiệu “héo mòn” hậu ly hôn?

(Kiến Thức) - Sau thông báo chia tay ông xã Đức Huy, Lệ Quyên thường xuyên khoe ảnh thần thái sang chảnh. Dù chỉnh sửa kỹ càng song không ít fans nhận thấy nữ ca sĩ ngày càng gầy gò quá mức.

Khoe ảnh thần thái, Lệ Quyên lộ dấu hiệu “héo mòn” hậu ly hôn?
Khoe anh than thai, Le Quyen lo dau hieu “heo mon” hau ly hon?
 Trên trang cá nhân, Lệ Quyên từng viết "...đã buông thì sẽ vĩnh viễn buông” cho thấy sự kiên quyết bước ra khỏi cuộc hôn nhân với chồng cũ.

Tin mới