Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp xin lỗi lãnh đạo, người dân Thanh Hóa

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời xin lỗi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và người dân vì sự cố đứt gãy kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã (đoạn qua thôn Minh Lải, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp xin lỗi lãnh đạo, người dân Thanh Hóa
Trưa 29/12, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến hiện trường vụ đứt gãy kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã (đoạn qua thôn Minh Lải, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) để kiểm tra và chỉ đạo khắc phục.
Thu truong Bo Nong nghiep xin loi lanh dao, nguoi dan Thanh Hoa
 Đoạn kênh bị vỡ
Theo đó, kênh bị đứt gãy khoảng 70 m vào lúc 9h45 ngày 27/12, tại vị trí K5+170 đến K5+240, khi đang vận hành cấp nước. Sự cố này làm trôi khoảng 25.000 m3 đất, hư hỏng hoàn toàn 28 tấm bê tông mái và 14 tấm bê tông đáy.
Dòng nước lẫn đất đá vùi lấp khoảng 3 ha ruộng (chưa trồng cây), 0,5 ha ao nuôi cá và cuốn trôi khoảng 200 con gà của người dân địa phương.
Thu truong Bo Nong nghiep xin loi lanh dao, nguoi dan Thanh Hoa-Hinh-2

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (bên phải) tại buổi làm việc. Ảnh: Zing.

Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo lịch sản xuất thì bắt đầu từ ngày 29/12 sẽ lấy nước đợt 1. Nhưng sự cố nêu trên đã khiến việc cấp nước sản xuất bị chậm.
“Đề nghị Bộ NN&TNT có biện pháp kịp thời khắc phục để nhanh nhất có thể cấp nước cho 28.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh”, ông Giang nói.
Sau khi nghe thông tin trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời xin lỗi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và người dân vì sự cố này.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 đã báo cáo sự việc này đến Bộ chậm. 
“Hạn trong 3 ngày (từ ngày 29/12) phải khắc phục xong và cấp nước lại cho người dân sản xuất”, Thứ trưởng chỉ đạo.
Cùng với đó, Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 phải khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm kê, đền bù thiệt hại cho người dân.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Triều cường dâng cao gây sạt lở tại khu du lịch biển Thạnh Phú

Nguồn: THBT 

Làm việc này khi trời lạnh có thể gây ra hậu quả kinh hoàng

Hiện tượng liệt mặt, méo miệng thường xảy ra đột ngột. Nếu không điều trị sớm có thể để lại nhiều di chứng.

Làm việc này khi trời lạnh có thể gây ra hậu quả kinh hoàng

Biểu hiện của liệt mặt, méo miệng do bị lạnh

Bệnh thường xảy ra đột ngột. Có thể sau một đêm ngủ dậy, khuôn mặt bị biến dạng lệch về một bên, khi đánh răng hay ăn cơm thì nước và thức ăn bị tràn ra ngoài. Bệnh nhân gặp khó khăn khi cười. Biểu hiện rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên bị liệt trong như mặt nạ; các nếp nhăn, rành mũi má bị mờ hoặc mất; miệng và nhân trung kéo về một bên; mắt ở bên mặt bị liệt không thể khép kín...

Cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng dịp cuối năm

(Kiến Thức) - Theo Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm ứng dụng Công nghệ cao, Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, nhất là dịp cuối năm.

Cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng dịp cuối năm

Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng bị hại đa phần thường là phụ nữ và người già trên 60 tuổi. Trường hợp cụ H (80 tuổi) sống tại Quy Nhơn bị lừa mất 800 triệu đồng là một ví dụ điển hình.

Cụ thể, đại tá Phan Sáu, Trưởng công an TP Quy Nhơn, cho biết sau khi xác minh, thu thập thông tin ban đầu, cơ quan này đã chuyển giao cho Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra, truy xét hành tung kẻ mạo danh công an, điện thoại đe dọa và chiếm đoạt 800 triệu đồng của bà H. xảy ra hồi giữa tháng 12/2020.

Theo tường trình của bà H, thủ phạm đã gọi điện đe dọa bà là tội phạm đã sử dụng CMND của bà H. để vay tiền mua bán ma túy, đồng thời yêu cầu bà phải chuyển hết số tiền vào một tài khoản theo hướng dẫn để cơ quan công an xác minh. Khi có căn cứ chứng minh bà không liên quan đường dây ma túy này thì toàn bộ số tiền sẽ được chuyển trả lại.

Canh bao cac chieu thuc lua dao qua mang dip cuoi nam
Ảnh minh họa. 

Kẻ lừa đảo yêu cầu bà H. phải tích cực hợp tác với cơ quan công an, không được tiết lộ thông tin cho người thân biết để tránh ảnh hưởng công tác điều tra vụ án và phòng tránh các nghi phạm mua bán ma túy trả thù.

Lo sợ, bà H. đã rút hết 800 triệu đồng là khoản tiền tiết kiệm nhiều năm có được để chuyển vào tài khoản do kẻ lừa đảo. Chờ đợi thời gian không thấy người xưng danh công an hoàn trả lại tiền, bà H. nghi ngờ đã sập bẫy kẻ lừa đảo nên trình báo với cơ quan công an. 

Bà H. chỉ là 1 trong số rất nhiều nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua điện thoại. Thậm chí nhiều vụ việc khi bị cơ quan công an triệt phá thì kẻ cầm đầu lại là người nước ngoài.

Thủ đoạn của chúng là giả cảnh sát hoặc thuê người giả cán bộ VKS, tòa án... gọi điện đe dọa "con mồi" liên quan đến các hoạt động tội phạm. Chúng yêu cầu nạn nhân chứng minh sự trong sạch bằng cách chuyển hết tiền tại các ngân hàng đến tài khoản của chúng sau đó chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, nhiều người dùng Facebook cá nhân cho biết bị chiếm quyền sử dụng tài khoản bằng một vài thủ đoạn như bị lừa click vào một đường link giả mạo, hay bị gắn thẻ vào một bài viết có chứa đường link độc hại. Khi nhấn xem bài viết, người dùng được dẫn tới một trang mới giống giao diện đăng nhập Facebook. Nếu điền thông tin tài khoản và mật khẩu, người dùng có khả năng bị mất thông tin đăng nhập.

Thậm chí, một số người cho biết chỉ cần click vào xem nội dung bài viết cũng bị mất quyền đăng nhập tài khoản.

Canh bao cac chieu thuc lua dao qua mang dip cuoi nam-Hinh-2
Đường link 'ảo' do hacker lập ra, người dùng sẽ phải rất cẩn thận trước những thông tin bắt đăng nhập tài khoản. (Ảnh: baodantoc.vn)

Mặc dù không phải hình thức lừa đảo mới nhưng thời gian gần đây, số lượng người dùng trên Facebook bị lừa khá nhiều. Kẻ xấu sau khi chiếm đoạt tài khoản sẽ đóng giả người dùng trò chuyện với bạn bè trên Facebook nhằm mục đích lừa tiền.

Anh Lê Minh, chuyên viên nghiên cứu tại Viện kỹ thuật Công nghệ cao NTT - Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, đây là một hình thức Phishing attack (một dạng lừa đảo trên mạng) để lấy cắp thông tin đăng nhập Facebook (hay nói cách khác là "hack" tài khoản Facebook). Anh Minh còn cho biết thêm: "Nếu bạn thấy một ai đó trên Facebook tag bạn vào một bài viết khóc thương một người bạn (mà bạn chẳng rõ đó là ai) kèm theo một bài báo thì 99% là bạn đang bị "câu" (fishing) để tự khai thông tin đăng nhập Facebook của mình. Nếu click vào link người dùng sẽ thấy yêu cầu đăng nhập lại Facebook vì đây là nội dung người lớn. Khi bạn đăng nhập lại bạn sẽ thấy tài khoản của mình bị đổi mật khẩu và bạn mất quyền kiểm soát tài khoản của mình".

"Trước khi cung cấp thông tin quan trọng như mật khẩu, nguyên tắc quan trọng nhất là phải xác định mình khai thông tin cho ai. Nhìn vào dòng địa chỉ ở bên trên (khoanh đỏ) bạn sẽ thấy đó không phải Facebook mà là một địa chỉ "ảo" do hacker làm ra" - anh Lê Minh cho biết thêm.

Giai đoạn cận Tết cũng là thời điểm người dân có nhu cầu giao dịch qua ngân hàng tăng đột biến, đây cũng là thời điểm mà các đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao hoạt động mạnh gây thiệt hại cho khách hàng và ngay cả ngân hàng, vì vậy người dân cần nâng cao cảnh giác để không mất tiền oan.

Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn thường xuyên gửi tin nhắn vào điện thoại di động của khách hàng với nội dung: “Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời”.

Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm ứng dụng Công nghệ cao, Bộ Công an cũng khuyến cáo người dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại..."
   >>> Mời các bạn xem thêm video: Cảnh báo mạo danh cán bộ Tòa án gọi điện tống tiền
 

Nguồn: Truyền hình Cần Thơ


Ai thẩm định, phê duyệt cho Mã Pì Lèng Panorama “sửa sai” kiểu thách thức?

(Kiến Thức) - Công trình nhà nghỉ, nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama từng gây bức xúc dư luận khi xây dựng không phép và phá hoại cảnh quan thiên nhiên đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế, nay tiếp tục khiến dư luận phản ứng sau cải tạo lại hoành tráng, đồ sộ hơn trước.

Ai thẩm định, phê duyệt cho Mã Pì Lèng Panorama “sửa sai” kiểu thách thức?
"Sửa sai" kiểu thách thức?
Hình ảnh Mã Pì Lèng Panorama mới đây được đăng tải cho thấy, công trình đang trong quá trình cải tạo nhưng vẫn mở cửa đón khách dừng chân ngắm cảnh. Công trình cải tạo theo hướng sơn sửa lại các tầng giật cấp thành màu xám đá, cải tạo phần nổi trên mặt đất theo kiến trúc truyền thống và được lợp bằng mái Thái.

Tin mới