Thủ trưởng đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy lớn

(Kiến Thức) - Nơi nào, địa phương nào để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì Thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi đó chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 584/CĐ-TTg gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.
Theo nội dung công điện, thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nhất là tại các đô thị, địa bàn tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư và cuộc sống nhân dân.
Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, ngăn chặn, giảm thiểu số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện một số nội dung.
Theo đó, các bộ, ngành, UBND các cấp tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 32/CT-TTg ngày 5/12/2018 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, số 29/CT-TTg ngày 9/10/2018 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
Thu truong don vi, dia phuong phai chiu trach nhiem neu de xay ra chay lon
 Hình ảnh vụ cháy tại kho nhựa của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Phú Lâm, Hải Phòng sáng 18/5.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, kho bãi, cơ sở sản xuất, các chung cư, khu dân cư, rừng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy, kịp thời phát hiện, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phố biến kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, trong đó tập trung tuyên truyền sâu, rộng cho các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nâng cao hiệu quả công tác thường trực, tiếp nhận thông tin, huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy, kịp thời cứu người, tài sản; thường xuyên tổ chức diễn tập phương án chữa cháy có sự phối hợp nhiều lực lượng.
Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy để đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng cháy
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị điện lực tăng cường kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy từ hệ thống, thiết bị điện. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc quản lý, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng an toàn điện và các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong phạm vi quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho người dân. Các cơ quan tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho người dân và cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi quản lý.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư, rừng.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đồng thời xử, lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra tình trạng vi phạm, mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, cơ sở.
“Nơi nào, địa phương nào để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì Thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi đó chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật”, công điện nêu rõ.
Bên cạnh đó, củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả của lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy; quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.
Theo nội dung công điện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý.
“Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc duy trì các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các vụ cháy, nổ xảy ra; đặc biệt là việc quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện và các chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ; thành lập, duy trì hiệu quả hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định”, Công điện nêu rõ.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
>>> Xem thêm video: Cháy nhà nhưng hệ thống báo cháy không hoạt động

Nguồn VTV


Hà Nội: Cháy lớn tại xưởng làm bánh, thiệt hại cả người lẫn của

(Kiến Thức) - Thông tin ban đầu, vụ cháy lớn tại xưởng làm bánh ở Hoài Đức, Hà Nội xảy ra vào khoảng hơn 10h sáng 29/7. Vụ cháy gây ra cả thiệt hại về người.

Vụ cháy lớn tại xưởng làm bánh xảy ra tại Km 19 xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Theo các nhân chứng, xưởng làm bánh tại Km19 bất ngờ bốc cháy, sau đó lửa lan rộng bao trùm cả khu xưởng

Ngay sau khi tiếp nhận các lực lượng khẩn trương đến hiện trường để dập lửa. Lực lượng chức năng phải tiến hành cứu hỏa từ xưởng thép bên cạnh.

Hiện trường khủng khiếp cháy lớn ở Đê La Thành, 10 căn nhà thiệt hại

(Kiến Thức) - Ngay sau khi xảy ra cháy lớn, ngọn lửa bùng phát dữ dội, lan nhanh ra xung quanh đến các ngôi nhà khác trên đường Đê La Thành (Hà Nội) khiến người dân hoảng sợ.

Hien truong khung khiep chay lon o De La Thanh, 10 can nha thiet hai
 Như Kiến Thức đã đưa tin, khoảng 17h50 hôm nay (17/9), tại số nhà 910 phố Đê La Thành (Hà Nội) đoạn gần cổng Bệnh viện Nhi Trung ương xảy ra vụ cháy lớn. Ngọn lửa sau đó bùng cháy dữ dội, lan rộng ra các ngôi nhà xung quanh.

Cháy lớn gần Bệnh viện Nhi Trung ương, 100% bệnh nhân sơ tán

Theo đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đã sơ tán toàn bộ 100% bệnh nhân và người nhà đang nằm điều trị nội trú tại khoa Điều trị tự nguyện BC (nơi tiếp giáp với khu vực nguy cơ xảy ra cháy).

Chay lon gan Benh vien Nhi Trung uong, 100% benh nhan so tan
Bệnh nhân quay trở về phòng bệnh. (Ảnh: CTV cung cấp). 
Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã có mặt đầy đủ để chỉ đạo công tác phòng chữa cháy.

Tin mới