Thủ tướng: Kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu người dân và doanh nghiệp

(Vietnamdaily) - Thủ tướng chỉ đạo NHNN điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Ngày 28/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, năm 2022, một loạt bài toán khó đặt ra cho ngành ngân hàng như làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, đồng USD tăng giá mạnh…

Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,2%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (khoảng 8%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; biến động tỷ giá VND khoảng 3,8%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Đến ngày 19/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 11,75 triệu tỷ đồng, tăng 12,54% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/11/2022 đạt 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Thu tuong: Kien quyet khong de thieu von cho nhu cau nguoi dan va doanh nghiep
 Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, ngành ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng trong năm nay và tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể liên quan; bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống ngân hàng trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Cùng với đó, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường, củng cố công tác thanh tra, giám sát; đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an ninh, an toàn và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp... 

Về nhiệm vụ cụ thể, NHNN tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại cần tích cực tham gia công tác này bằng việc chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách từ thực tiễn hoạt động để các cấp có thẩm quyền xử lý. Nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. 

Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng các lĩnh vực rủi ro.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trên cơ sở đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết và hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi giữa các chủ thể. Củng cố, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát.

Đất thành nhà xưởng, Công ty Chiến Minh sử dụng sai mục đích

Được tỉnh Bắc Ninh giao cho thuê đất để xây dựng TTTM và dịch vụ thể thao tại huyện Tiên Du, nhưng Công ty Chiến Minh lại đi xây nhà kho xưởng chứa nông sản.

Liên quan đến thông tin phản ánh khu đất rộng cả ngàn m2 nằm gần với trường THCS thị trấn Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) bị “xẻ thịt” thành các nhà kho xưởng tập kết kinh doanh hàng hóa nông sản, có dấu hiệu sử dụng sai mục đích đất, gây ô nhiễm môi trường, UBND huyện Tiên Du đã có kết luận về sự việc.
Dat thanh nha xuong, Cong ty Chien Minh su dung sai muc dich
 Những ngày cuối tháng 9/2022, khu đất mới chỉ hiện hữu 4 dãy nhà lợp bằng mái tôn.
Giao đất làm TTTM và dịch vụ thể thao… nhưng đi xây nhà kho chứa nông sản

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển: Lãi suất sẽ ổn định vào cuối quý 2/2023

(Vietnamdaily) - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1 và trở về ổn định vào cuối quý 2/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý 2/2023.

Tại buổi tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió ngược” 2023 ngày 28/12, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế cho rằng, khó khăn của năm 2023 chủ yếu từ suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các nước phát triển, còn điểm lạc quan là Nhà nước sẽ kiểm soát ổn định chính sách tài khóa.

Tháng 12, các tổ chức tài chính thế giới đều nhận định tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 sẽ giảm dưới 7%, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng tốt so với khu vực Asean (4,9%), Châu Á Thái Bình Dương (4,6%) và thế giới (2%).

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng, khó khăn của năm 2023 chủ yếu từ suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các nước phát triển. Trong đó theo WB, hai động lực của Việt Nam gồm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa đều chững lại do các yếu tố lạm phát toàn cầu. Suy giảm kinh tế của các đối tác thương mại chính (Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc) và sự gián đoạn tiếp diễn trong chuối giá trị toàn cầu.