Thủ tướng nêu 4 mục tiêu lớn khắc phục hậu quả bão lụt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến với với 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão về tình hình hậu quả thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra...
Gia Đạt
Ngày 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Cùng tham dự tại các điểm cầu các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; bí thư, chủ tịch UBND các địa phương.
Theo các báo cáo, bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta, gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Đến 6h ngày 15/9, đã có 348 người chết và mất tích.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cơn bão Yagi là cơn bão lịch sử với 7 yếu tố: Cường độ lớn; tốc độ cao; phạm vi rộng; đối tượng tác động nhiều; kéo dài nhiều tiếng khi đổ bộ vào đất liền; gây mưa lũ lớn dài ngày, trên diện rộng từ Thanh Hóa trở ra; gây hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản, cả vật chất và tinh thần.
Trước tình hình bão lũ, thiên tai, Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã họp, ra kết luận rất kịp thời; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi các địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão.
Thủ tướng Chính phủ đã có 9 công điện chỉ đạo với tinh thần bám sát tình hình thực tế, phản ứng đúng, trúng, nhanh, phù hợp, kịp thời, hiệu quả, liên tục cập nhật các chỉ đạo như chỉ đạo các giải pháp phân lũ từ thượng nguồn để bảo vệ đập thủy điện Thác Bà tại Yên Bái, đê Hoàng Long tại Ninh Bình, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng, địa phương, chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Thủ tướng biểu dương các Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng quân đội, công an… người dân với sự ủng hộ, đồng lòng, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước đã nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Trung ương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ, thiên tai.
Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị ngày 9/9, Thường trực Chính phủ tổ chức Hội nghị với các địa phương nhằm đánh giá sơ bộ công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phậu hậu quả bão; triển khai các giải pháp nhằm 4 mục tiêu lớn: (1) khẩn trương khắc phục hậu quả bão, (2), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, (3) khôi phục sản xuất, kinh doanh, (4) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. "Chúng ta làm việc vì tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tất cả vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước", Thủ tướng phát biểu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động chỉ đạo từ sớm, từ xa, theo sát tình hình diễn biến bão, mưa lũ. Các lực lượng, đặc biệt là quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người và phương tiện, tàu vận tải hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú về nơi tránh trú; tổ chức sơ tán 52.979 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, nhà yếu đến nơi an toàn; sơ tán, di dời 74.526 hộ/130.246 người tại các vùng ngập sâu do lũ đến nơi an toàn.
Quân đội đã huy động 438.275 người, 6.642 phương tiện ứng phó với bão; 107.911 lượt người và 2.142 lượt phương tiện ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; công an huy động hơn 150.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Các cấp chính quyền cơ sở, lực lượng xung kích, đoàn thanh niên,... được huy động tối đa triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.
Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với ngập úng, lũ lụt, đảm bảo an toàn những trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu; tổ chức ứng trực vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời để người dân nắm được đầy đủ thông tin về diễn biến bão, mưa lũ, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp để chủ động ứng phó với bão, lũ.
Tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến 6 giờ sáng 15/9, bão số 3, mưa lũ, sạt lở, ngập lụt do hoàn lưu bão đã làm 348 người chết, mất tích, 1.921 người bị thương; gần 232.000 ngôi nhà bị hư hỏng; hơn 190.000ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; gần 48.000ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; gần 32.000ha cây ăn quả bị hư hại; 3.269 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 2,6 triệu gia cầm, gia súc bị chết…
Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; nhiều biển hiệu quảng cáo, cột điện, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ. Tại các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng…
>>> Xem thêm video: Đình chỉ 2 chủ tịch xã ở Lào Cai lơ là phòng chống lũ
Bão số 4 giật cấp 17, miền Trung mưa to từ chiều 27/9
Dự báo bão số 4 khi cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km có sức gió giật cấp 17. Từ chiều 27/9, Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-dông (Philippines), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.
Lúc 4h, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km.
Đến 4h ngày 27/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm.
Tới rạng sáng ngày 28/9, vị trí tâm bão cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4h ngày 29/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực trên khu vực phía Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, suy yếu và tan dần.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.
Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.
Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.
Từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.
Từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to, giông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai:
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.
Quảng Nam yêu cầu sơ tán dân trước 9h ngày 27/9 để ứng phó bão Noru
Tối 25/9, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi công điện khẩn gửi sở, ban, ngành địa phương về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão Noru.
Thủ tướng yêu cầu 16 tỉnh, thành khẩn trương, quyết liệt ứng phó bão Noru
Thủ tướng vừa yêu cầu 16 tỉnh thành từ Thanh Hoá đến Bình Thuận hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung ứng phó với siêu bão Noru.
Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ học để ứng phó siêu bão Noru
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, căn cứ vào tình hình siêu bão Noru, các địa phương có thể cân nhắc phương án cấm đường và cho học sinh nghỉ học.
Từ cơn bão số 4, điểm lại những “siêu bão” càn quét Việt Nam
Cơn bão số 4 hay còn gọi là bão Noru, một trong những cơn bão mạnh đã quét qua miền Trung Việt Nam. Trước bão Noru, Việt Nam đã phải chống chịu với rất nhiều bão lớn.
Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 cho biết, bước đầu xác định có 4 người bị thương tại Quảng Trị do bão số 4. Trong bão có 3 nhà dân bị sập (Quảng Trị có 2 nhà, thừa thiên Huế có 1 nhà). Bão cũng làm hư hỏng, tốc mái 157 nhà, trong đó nhiều nhất ở Quảng Trị với 118 nhà. Có 3 ghe nhỏ của người dân bị chìm (Đà Nẵng có 2 chiếc; Quảng Nam có 1 chiếc).
Có 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện. Trong đó, Quảng Nam có 4.369 trạm, Đà Nẵng có 3.340 trạm, Quảng Ngãi có 1.718 trạm. Hiện lực lượng chức năng đã khắc phục được 535 trạm biến áp (Quảng Nam là 372 trạm, Đà Nẵng là 163 trạm). Bão số 4 cũng đã làm gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai.
Siêu bão Mawar đã mạnh lên cấp kỷ lục và tiến gần Philippines
Siêu bão Mawar đã mạnh lên cấp 5, cấp cao nhất trên thang cảnh báo bão quốc tế, và tiến gần Philippines. Đây là cơn bão mạnh nhất được ghi nhận kể từ 2021.
Ảnh vệ tinh chụp bão Mawar. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đêm 26/5, tâm bão Mawar nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 1.400 km về phía Đông. Theo Trung tâm Cảnh báo bão liên hợp của Hải quân Mỹ, bão Mawar có sức gió mạnh 297 km/h. Bão hiện di chuyển về hướng Tây với tốc độ 27 km/h, theo New York Times.