Thủ tướng phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”
Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp viễn thông có chính sách ưu đãi về giá cước, về lưu trữ dữ liệu phục vụ việc dạy và học, và đặc biệt là có kế hoạch nhanh chóng xóa các vùng lõm về sóng di động.
Hiểu Lam
Ngày 12/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự buổi Lễ.
Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.
Lễ phát động chương trình từ điểm cầu ở Văn phòng Chính phủ.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số. Các nội dung chính của chương trình “Sóng và máy tính cho em” gồm:
Triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến; Vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai học trực tuyến.
Phát động các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng Chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Ngay tại Lễ phát động, các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Thông tin & Truyền thông, Giáo dục & Đào tạo, Ngân hàng, các doanh nghiệp thuộc Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đã công bố ủng hộ 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.
Các doanh nghiệp công nghệ sẽ công bố và miễn phí 06 nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam bao gồm: VNEdu; ViettelStudy; MobiEdu; Onluyen; Hocmai, Misa EMIS; Giá trị ủng hộ lên tới 200 tỷ đồng .
Các doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT, Mobifone sẽ:
Cam kết phủ sóng 100% các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong tháng 9/2021 và trên toàn quốc trong năm 2021; tổng kinh phí triển khai lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Miễn phí 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến;
Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet bảo đảm việc dạy, học trực tuyến.
Kinh phí dự kiến: 450 tỷ (thời gian trong 3 tháng).
Tại Lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến cũng như Kế hoạch thực hiện Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” và biểu dương các nhà mạng viễn thông, các công ty công nghệ và doanh nghiệp nền tảng, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ máy tính, băng thông kết nối internet và nền tảng học trực tuyến bằng nguồn lực vật chất, trí tuệ và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với tương lai con em chúng ta.
Thủ tướng cũng hoan nghênh các doanh nghiệp viễn thông có chính sách ưu đãi về giá cước, về lưu trữ dữ liệu phục vụ việc dạy và học, và đặc biệt là có kế hoạch nhanh chóng xóa các vùng lõm về sóng di động.
Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng Chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Bộ GD&ĐT công bố danh sách 181 cơ sở đào tạo đạt chuẩn
Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách 181 cơ sở đào tạo và 468 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài.
Theo Bộ GD&ĐT, đối với đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài có 216 chương trình của 36 cơ sở đào tạo. Trong đó, các cơ sở đào tạo thành viên ĐH Quốc gia TPHCM có 62 chương trình; các cơ sở đào tạo thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội có 31 chương trình...
Tin nóng ngày 12/9: 40 giờ truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy
40 giờ truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy; Khởi tố, bắt giam hai đối tượng giả mạo cán bộ sĩ quan cao cấp Quân đội, Bắt quả tang xe luồng xanh chở người nghi mắc COVID... là những tin nóng nổi bật ngày 12/9.
Truy bắt đối tượng vận chuyển gần 1kg ma túy: Sau 40 giờ lẩn trốn, Nguyễn Mạnh Linh (SN 1991, ngụ tại thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) đã bị bắt giữ khi đang trốn trong chòi canh vườn sầu riêng. Linh là đối tượng chở Tô Vũ Tuấn (SN 1992) vượt đường rừng qua chốt kiểm dịch vận chuyển gần 1kg ma túy các loại và 709 viên thuốc lắc.
Khởi tố đối tượng giả mạo trung tướng quân đội: Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM khởi tố bị can và tạm giam 2 tháng đối với Trần Vũ Hàn Minh Nhật (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) và Võ Thành Phúc (52 tuổi, ngụ Quận 7) để điều tra về hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác. Nhật khai được "trung tướng" Võ Thành Phúc cấp cho 1 bộ quân phục, cấp bậc đại úy, sử dụng nhằm lưu thông qua các chốt kiểm soát. Tuy nhiên, cả 2 được xác định không phải là sĩ quan quân đội.