Thủ tướng thăm hỏi và chúc mừng các nhà giáo

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và chúc mừng một số nhà giáo nhân dân, những người có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Thu tuong tham hoi, chuc mung cac nha giao nhan ngay 20/11
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên - Ảnh: VGP/Quang Hiếu 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên, một trong những nữ nghệ sỹ dương cầm đầu tiên của Việt Nam và là một trong 7 người thầy đầu tiên đã tạo dựng nên trường Âm nhạc Việt Nam nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Là người duy nhất trong 7 người thầy này còn sống nên bà được coi là một nhân chứng sống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hiện nay.
Ân cần thăm hỏi Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của bà, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự tri ân tới nhà giáo - nữ nghệ sỹ đã đào tạo nhiều nghệ sỹ nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có cả 2 người con của bà là Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn nổi tiếng thế giới và Nghệ sỹ Nhân dân Trần Thu Hà, Giáo sư đầu ngành về dương cầm của Việt Nam, Anh hùng Lao động, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Thu tuong tham hoi, chuc mung cac nha giao nhan ngay 20/11-Hinh-2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà văn Vũ Tú Nam - Ảnh: VGP.
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm nhà văn Vũ Tú Nam, người đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Thủ tướng đánh giá, với những tác phẩm văn học nổi tiếng như Bên đường 12, Quê hương và Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, ông đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của đất nước, cũng như góp phần đào tạo nên nhiều nhà văn của Việt Nam, là tấm gương sáng cho thế hệ hiện nay.
Thu tuong tham hoi, chuc mung cac nha giao nhan ngay 20/11-Hinh-3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo - Ảnh: VGP. 
Tới thăm nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, người đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhà điêu khắc đã có nhiều công trình nghệ thuật và tượng đài mang nhiều ý nghĩa, trong đó có tượng nhà giáo Chu Văn An. Ngoài ra, với tài năng của mình, ông cũng đã góp phần đào tạo nên nhiều nghệ sỹ điêu khắc cho đất nước.
Nhân dịp tới thăm các nhà giáo và cũng là các văn nghệ sỹ có tên tuổi của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ đang tích cực nghiên cứu để sớm có những chính sách phù hợp cho các nhà giáo cũng như văn nghệ sỹ để bảo đảm cho những người trong lĩnh vực này vừa có cuộc sống ổn định vừa có những đóng góp lớn hơn nữa vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và văn học, nghệ thuật của nước nhà.

Chuyện chưa kể về người thầy của các trí thức ưu tú

(Kiến Thức) - Qua quá trình dạy học, Trần Đình Phong đã góp phần đào tạo nên những trí thức ưu tú của dân tộc như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế... 

Không làm quan cho vua bù nhìn
Ý muốn ở lại quê nhà của Trần Đình Phong không thể kéo dài. Năm Mậu Tý (1888) vua Đồng Khánh đã ra chỉ dụ triệu ông vào Kinh nhậm chức đi làm giám khảo thụ lễ (đại diện bộ Học) ở trường thi hương Hà Nam. Nhưng ông đã từ chối bởi lẽ tâm trí của giới sĩ phu Nghệ Tĩnh cũng như Trung kỳ chưa ổn định khi vụ vua yêu nước Hàm Nghi, người chủ xướng dựng cờ Cần Vương bị thực dân Pháp bắt đi đày. 

Những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, củng điểm lại sự nghiệp của những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam.

Nhung nha giao noi tieng trong co su Viet Nam
 Chu Văn An (1292 - 1379) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt, là nhà giáo nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông từng thi đỗ Thái học sinh nhưng không thích việc quan trường nên ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội).

Tin mới