Thủ tướng thị sát dự án nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn thi công đặt lên hàng đầu, cố gắng bảo đảm tiến độ thi công.

Chiều 25/2, trong chương trình công tác tại tỉnh Hoà Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát dự án nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng do Tổng công ty Trường Sơn và Công ty Cổ phần xây dựng 47, Công ty LILAMA 10 liên danh triển khai thi công.
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
Dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) làm đại diện chủ đầu tư với mục tiêu tăng khả năng công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình hiện hữu để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số, góp phần giảm chi phí vận hành hệ thống điện quốc gia; giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Vị trí tuyến xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng có quy mô 2 tổ máy với tổng công suất 480MW; tổng mức đầu tư: 9.220 tỷ đồng; nhà thầu xây lắp là Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị vinh dự được thi công 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1976 đến năm 1985 cùng với các chuyên gia Liên Xô và năm 2021 Tổng Công ty Trường Sơn lại vinh dự được trực tiếp thi công mở rộng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần thứ 2. Trong lần này đơn vị đã phối hợp thực hiện với công ty cổ phần Xây dựng 47 – Lilama10; dự kiến công trì sẽ hoàn thành công trình vào tháng 8/2025.
Về kế hoạch tiến độ thi công tiếp theo, chủ đầu tư và các nhà thầu đang tập trung để thi công công trình đáp ứng tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025, phát điện tổ máy 2 vào tháng 7/2025.
Để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, EVN kiến nghị tỉnh Hoà Bình tiếp tục quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện cho Tập đoàn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công công trình; đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, các đơn vị của ngành điện (EVN, EVNNPC, Điện lực Hòa Bình) trong công tác lập phương án phát triển mạng lưới cấp điện và có cơ chế để thuận tiện trong quá trình triển khai, hạn chế phải điều chỉnh quy hoạch; đối với đường đây 500/220kV Nho Quan – Phủ Lý – Thường Tín.
Đồng thời đề nghị UBND huyện Lạc Thủy sớm bố trí đất tái định cư cho người dân trên địa bàn thị trấn Chi Nê để bàn giao hành lang tuyến cho chủ đầu tư tổ chức thi công kéo dây…
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong-Hinh-2
Thủ tướng thị sát dự án nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng.
Tại công trường, lãnh đạo EVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể tiến độ thi công dự án Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình mở rộng; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo tháng 10/2021 của Thủ tướng Chính phủ khi xảy ra sự cố sạt trượt trên công trường, chủ đầu tư đã cho dừng thi công để đánh giá tình hình khách quan, trung thực dựa trên số liệu khoa học, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý sự cố.
Đây là sự trưởng thành của đội ngũ thực hiện dự án thi công trong nước, cũng là kinh nghiệm hay vì khi thi công thì có lúc không thể dự báo hết các vấn đề, điều này cũng cho thêm chúng ta bản lĩnh khi thi công, khi có vấn đề xảy ra, bình tĩnh xử lý; đã nhanh chóng khắc phục sự cố, điều phối lại các công việc, khẳng định sự trưởng thành.
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong-Hinh-3
Theo Thủ tướng, công trình này sau khi hoàn thành, góp phần cân đối an ninh năng lượng quốc gia, phải chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là công trình thủy điện lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nhiều người đã hy sinh để làm nên công trình thế kỷ này. Xúc động và tự hào vì điều đó, do vậy phải có trách nhiệm thực hiện tốt thi công công trình này, bù đắp và tri ân sự hy sinh nói trên.
Theo Thủ tướng, để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cần triển khai công trình này để bảo đảm nguồn điện, cân đối các yếu tố. Công trình này sau khi hoàn thành, góp phần cho cân đối an ninh năng lượng quốc gia, phải chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
Phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn thi công đặt lên hàng đầu, triển khai các hệ thống quan trắc; phải cố gắng bảo đảm tiến độ thi công, cố gắng bố trí "3 ca 4 kíp", bù lại 1 năm phải dừng lại; tính toán lại tiến độ, cố gắng rút ngắn tiến độ 6 tháng; bảo đảm giữ gìn môi trường sinh thái; các đơn vị phối hợp chặt chẽ, chú ý các vấn đề địa chất, không để xảy ra các trục trặc; bảo đảm an toàn lao động, rút kinh nghiệm từ thế hệ đi trước.
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong-Hinh-4
Thủ tướng chỉ đạo tặng quà công nhân trên công trường.
Hiện nay khả năng thi công phải tốt hơn trước, bảo đảm tuân thủ các quy trình, quy định; chăm lo bảo đảm đời sống cán bộ công nhân trên công trường. Tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Công thương, EVN giải quyết tốt các vấn đề trên tinh thần chung tay, chung sức đồng lòng.
Thủ tướng cũng đề nghị, cùng với dự án này, EVN phải quan tâm thúc đẩy phát triển các nguồn điện khác để bảo đảm an ninh năng lượng, môi trường, xã hội.
** Trước đó Thủ tướng và đoàn công tác đã dân hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đoàn đại biểu Chính phủ và tỉnh Hòa Bình tưởng nhớ công lao vô hạn của Người trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới.
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong-Hinh-5
Thu tuong thi sat du an nha may thuy dien Hoa Binh mo rong-Hinh-6
Thủ tướng và đoàn công tác nguyện tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người; tiếp tục nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
** Chiều cùng ngày, Thủ tướng thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chổ tại Xóm Máy, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình và thăm khu nhà ở xã hội do Công ty Sao Vàng làm chủ đầu tư ở phường Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình. Khu nhà ở xã hội này có giá khoảng 10,5 triệu đồng/m2, nhà ở thương mại giá 16 triệu đồng/m2.
Tại đây, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư làm việc với các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn về lãi suất cho vay; tỉnh Hoà Bình tập hợp lại các vấn đề liên quan việc phát triển nhà ở xã hội để kiến nghị các cấp thẩm quyền; đề nghị các cấp, các ngành, địa phương nỗ lực phát triển nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp; tỉnh cần rút kinh nghiệm các mô hình nhà ở xã hội đã có trên địa bàn để nhân rộng; chính quyền cùng ngân hàng nghiên cứu hỗ trợ phát triển mô hình này./.

Thúc đẩy 3 lĩnh vực hợp tác với các doanh nghiệp Brunei

Thủ tướng đề nghị cụ thể về cơ chế ưu tiên thúc đẩy hợp tác dầu khí hai bên, giới thiệu các dự án thăm dò dầu khí tại Brunei cho Petrovietnam; gia hạn hợp đồng mua dầu thô của Brunei trong năm 2023 và các năm sau đó.

Chiều 11/2, trước khi kết thúc chuyến thăm chính thức Brunei, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian dự tọa đàm với một số doanh nghiệp năng lượng và dầu khí hàng đầu của Brunei tại Trung tâm Năng lượng Brunei. 

Đây là cơ hội để hai bên trao đổi, đề xuất và khởi tạo những ý tưởng mới, cơ hội mới về đầu tư kinh doanh, nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước ngày càng sâu rộng và thực chất, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng gắn kết và thành công hơn nữa, nhất là lĩnh vực năng lượng và dầu khí.

Các doanh nghiệp Brunei bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và quan hệ hai nước thời gian tới; tìm hiểu về những cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và giới thiệu các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Brunei...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong bối cảnh có nhiều biến động nhanh chóng, khó lường hiện nay, các quốc gia muốn phát triển nhanh và bền vững, cần phát huy, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của nước mình, kết hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Các nước ASEAN cũng đang phát triển theo hướng xây dựng một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, đồng thời nâng cao tính tự cường; những nội dung mà các nhà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất là nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ hai bên nước trên các lĩnh vực.
Thuc day 3 linh vuc hop tac voi cac doanh nghiep Brunei

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm với một số doanh nghiệp năng lượng và dầu khí hàng đầu của Brunei tại Trung tâm Năng lượng Brunei. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. 

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thông báo về cuộc hội đàm rất thành công với Quốc vương Brunei. Hai bên đã thống nhất các phương hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư giữa hai nước lên tầm cao mới, giúp khai thác được tiềm năng, lợi thế, cơ hội của mỗi nước.

Việt Nam đang triển khai 3 khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu kết nối với các nền kinh tế. Việt Nam hướng đến phát triển một nền kinh tế bền vững dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, đặt con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi chính sách phát triển.

Theo Thủ tướng, hai nước đang đi đúng hướng và đều có cùng khát vọng mang đến sự thịnh vượng chung cho khu vực và thế giới. Đặc biệt hai bên còn nhiều tiềm năng và cơ hội cần được khai thác dựa trên thế mạnh mỗi nước hướng tới tăng cường tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực cho nhau.

Từ đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tập trung thúc đẩy các ngành kinh tế mới nổi, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Đồng thời hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong 3 lĩnh vực cụ thể gồm năng lượng, hóa chất và thực phẩm Halal (thực phẩm dành cho người theo đạo Hồi). 

Về năng lượng, Thủ tướng cho biết khi hội đàm với Quốc vương Brunei, ông đã đề nghị cụ thể về cơ chế ưu tiên thúc đẩy hợp tác dầu khí hai bên, trong đó tạo điều kiện cho PetroVietnam tiếp tục tham gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí và dịch vụ khoan tại Brunei và giới thiệu các dự án thăm dò dầu khí tại Brunei cho Petrovietnam; gia hạn hợp đồng mua dầu thô của Brunei trong năm 2023 và các năm sau đó. Đây là lĩnh vực Brunei có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Thủ tướng cũng đề nghị mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hóa chất, nhất là sản xuất phân bón trong nông nghiệp. Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú cho thực phẩm Halal (thực phẩm cho người theo đạo Hồi) và có lợi thế về vận chuyển sang Brunei nhưng không có thế mạnh về sản xuất mặt hàng này.

Thủ tướng đề nghị Quốc vương Brunei đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này theo hướng Việt Nam cung cấp nguyên liệu, Brunei chế biến, sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, hai bên đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý cần thiết; xúc tiến, thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động tiếp cận thị trường, triển khai các dự án hợp tác cụ thể. Điều quan trọng bây giờ là hành động của các Bộ trưởng và các doanh nghiệp để khai thác dư địa hợp tác còn rất lớn.

Thuc day 3 linh vuc hop tac voi cac doanh nghiep Brunei-Hinh-2

Thủ tướng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Brunei về Hà Nội.

Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất, với việc giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế, pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực; phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao và thực thi minh bạch.

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, hợp tác đầu tư - thương mại sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam - Brunei, đồng thời là động lực để đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore và Brunei

Tối 11/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam.

Thủ tướng Chính phủ có lịch trình hoạt động dày đặc trong 72 tiếng đồng hồ với hơn 30 hoạt động tại hai nước. Trong đó, nổi bật là các cuộc hội đàm và tiếp xúc với tất cả lãnh đạo cấp cao của hai nước; các cuộc tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, quỹ đầu tư lớn của hai nước và thế giới; gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Singapore và Brunei.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam với hai nước đang phát triển tích cực và mạnh mẽ; Việt Nam và Singapore kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2023; Việt Nam và Brunei vừa kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao năm 2022.

Cả hai nước đều dành cho Thủ tướng Chính phủ và Đoàn sự đón tiếp hết sức trọng thị, theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ.
Thu tuong Pham Minh Chinh ket thuc tot dep chuyen tham chinh thuc Singapore va Brunei
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Tin mới