Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11

Thủ tướng quán triệt, tập trung hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11 và xây dựng tuyến đường kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Trong chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và thời gian tới; giải đáp các đề xuất, kiến nghị của tỉnh để Điện Biên phát triển nhanh, bền vững.
Thu tuong yeu cau tap trung hoan thanh san bay Dien Bien trong thang 11

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Điện Biên. Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cho biết, trong năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Điện Biên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó đạt và vượt 48/51 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, GRDP tăng 10,19%.
Trong Quý I năm 2023, tình hình KTXH tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng tích cực, GRDP tăng khá, đạt 6,7%, cao hơn mức bình quân chung cả nước là 3,32%, xếp thứ 24/63 tỉnh thành. Du lịch có nhiều khởi sắc, tổng lượng khách du lịch tăng gần 10 lần, trong đó khách quốc tế tăng hơn 11 lần so với cùng kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Điện Biên là tỉnh có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và có lợi thế cạnh tranh. Địa phương có "báu vật" Điện Biên Phủ, khả năng phát triển năng lượng tái tạo và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đường biên giới với Lào và Trung Quốc dài gần 456km gắn với thị trường tiêu thụ lớn. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh giá tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhất là trữ lượng lớn về than và nguồn nước khoáng; có nhiều địa điểm du lịch thiên nhiên giàu tiềm năng, nhiều di tích lịch sử…
Người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận Điện Biên có tiềm năng lớn nhưng chính sách hạn hẹp; hạ tầng cứng và mềm còn khó khăn thu nhập bình quân đầu người chưa bằng một nửa cả nước; thu ngân sách thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao… Vì vậy, Thủ tướng đề ra phương hướng Điện Biên cần tập trung phát triển hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, viễn thông, điện; huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội thông qua các hình thức hợp tác công tư.
Thủ tướng yêu cầu Điện Biên làm tốt công tác quy hoạch; khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thành trong tháng 9. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để bảo đảm kết nối liên hoàn trong nội tỉnh, với các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và quốc tế.
"Tập trung hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11 và xây dựng tuyến đường kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh", Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt. Điện Biên cũng được định hướng tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với truyền thống văn hóa, bản sắc, nét đẹp của thiên nhiên, con người Điện Biên; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu.
Ngoài ra, tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho ý kiến định hướng về đề xuất xây dựng đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Điện Biên - cửa khẩu Tây Trang (với Lào); quốc lộ 4H nối với lối mở A Pa Chải (với Trung Quốc) và nâng cấp lối mở A Pa Chải lên thành cửa khẩu, trên tinh thần huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác công tư.
>>> Xem thêm video: Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm

Nguồn: VTV 4.

Thủ tướng Sri Lanka bất ngờ từ chức

Người phát ngôn của thủ tướng Sri Lanka ngày 9/5 cho biết ông Mahinda Rajapaksa muốn từ chức sau khi cuộc bạo lực giữa người ủng hộ ông và nhóm chống chính phủ.

Người phát ngôn Rohan Weliwita cho biết vị thủ tướng 76 tuổi đã gửi lá thư từ chức tới em trai mình là Tổng thống Gotabaya Rajapaksa để mở đường cho việc thành lập một "chính phủ đoàn kết mới".

"Việc tôi từ chức có hiệu lực ngay lập tức để chỉ định một chính phủ toàn đảng giúp chèo lái đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại", thủ tướng viết trong bức thư.

Chân dung nữ thủ tướng đầu tiên của Pháp sau hơn ba thập kỷ

Bà Elisabeth Borne mới đây được bổ nhiệm làm nữ Thủ tướng Pháp, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này sau 30 năm.

Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky

Điện Elysee ngày 16/5 thông báo bà Elisabeth Borne được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp thay thế ông Jean Castex, người trước đó nộp đơn từ chức cho Tổng thống Emmanuel Macron. Bà Borne đã tới dinh thự Matignon của Thủ tướng Pháp ở Paris để nhận bàn giao công việc.

Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-2
Theo Đài CNN, bà Borne là người phụ nữ thứ hai giữ chức thủ tướng Pháp kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Người đầu tiên là bà Édith Cresson, giữ chức thủ tướng Pháp từ tháng 5/1991 đến tháng 4/1992 dưới thời Tổng thống François Mitterand.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-3
Tổng thống Macron và tân Thủ tướng Borne sẽ họp bàn để bổ nhiệm chính phủ mới đầy đủ trong vài ngày tới. Theo thông báo từ Điện Elysee, bà Borne sẽ chịu trách nhiệm thành lập chính phủ.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-4
Ngoài ra, nhiệm vụ của bà sẽ là đảm bảo rằng tất cả quyết định của chính phủ đều phù hợp với mục tiêu cắt giảm khí thải của Pháp, sau nhiều năm nước này không đạt mục tiêu đề ra.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-5
Bên cạnh việc nhân rộng các chính sách chống lại biến đổi khí hậu, bà Borne cũng sẽ xúc tiến các ưu tiên trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Macron, bao gồm cải cách hưu trí. 
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-6
Bà Borne, 61 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Giao thông vào năm 2017 và sau đó có một thời gian ngắn từ 2019-2020 giữ chức Bộ trưởng Môi trường.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-7
Năm 2020, bà Borne đảm nhận trọng trách đứng đầu Bộ Lao động và giám sát các cuộc đàm phán với công đoàn, vốn dẫn tới việc cắt giảm trợ cấp thất nghiệp cho một số người tìm việc.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-8
Theo hãng tin Reuters, trong thời gian bà Borne làm Bộ trưởng Lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 40 năm.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-9
Một quan chức của văn phòng Tổng thống Pháp mô tả bà Borne là một phụ nữ cánh tả có hiểu biết sâu sắc về đất nước, chính trị địa phương và kinh doanh. Bà cũng được mô tả là người có giọng nói nhẹ nhàng.
Chan dung nu thu tuong dau tien cua Phap sau hon ba thap ky-Hinh-10
Một nhân viên của bà nhận xét với Reuters: "Bà Borne thực sự là một người nghiện công việc, một người có thể làm việc tới 3 giờ sáng và quay lại làm việc lúc 7 giờ sáng". Ảnh: IT. 

Tin mới