Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách triển khai điện mặt trời

(Vietnamdaily) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo các địa phương rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời ở nước ta.

Thời gian qua, việc phát triển điện mặt trời ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm ngoái, số liệu của EVN cho biết, tổng công suất nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia chưa tính đến điện mặt trời mái nhà đạt trên 62.000 MW, trong đó điện mặt trời trên mặt đất đạt 8.838 MW; điện mặt trời trên mái nhà tham gia cung ứng khoảng 8.000 MW.

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà không được kiểm soát phù hợp với nhu cầu sử dụng, gây khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện quốc gia. Nhu cầu sử dụng điện trong năm ngoái cũng bị tác động do ảnh hưởng của Covid-19.

Do đó, từ đầu năm 2021, EVN đã phải xây dựng và thực hiện phương án cắt giảm nguồn điện mặt trời, cũng như nguồn điện năng lượng tái tạo khác trong hệ thống điện quốc gia, có thể gây lãng phí nguồn lực xã hội và tâm lý lo lắng, bức xúc của nhiều nhà đầu tư.

Thu tuong yeu cau xu ly nghiem hanh vi truc loi chinh sach trien khai dien mat troi
 

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chủ trù, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương EVN và các cơ quan liên quan rà soát tổng thể các dự án điện mặt trời đất và mái nhà hiện nay. Hướng dẫn thực hiện theo đúng cơ chế, quy định được ban hành. Nghiên cứu, xử lý các vấn đề phát sinh chưa lường hết trong phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời áp mái thời gian qua, không để xảy ra các hậu quả xấu.

Đồng thời, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại các địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua, bảo đảm theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm nếu có, nhất là các hành vi trục lợi chính sách trong triển khai điện mặt trời áp mái thời gian qua.

Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả tốt nhất đối với nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời trong thời gian tới, tuyệt đối không để xảy ra việc có sơ hở trong các cơ chế, chính sách ban hành; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện năng lượng tái tạo đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của nhà đầu tư và lãng phí nguồn năng lượng tái tạo của đất nước.


'Vỡ mộng' nguồn điện vô tận: Bỏ gần 100 triệu, một năm thu 9 triệu

Lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà công suất 6 kW hết 93 triệu đồng. Gần 1 năm sau, điện lực thanh toán tổng giá trị điện sản xuất là 9 triệu đồng.
 

Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà luôn được các cơ quan nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khuyến khích. Thế nhưng, những vướng mắc về cơ chế chính sách khiến loại hình này chưa nhận được sự đồng thuận.

Dự án điện mặt trời mái nhà sẽ ra sao sau ngày 31/12/2020?

(Vietnamdaily) - Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, loại hình và giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà sẽ phải chờ cho đến khi có quyết định mới. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông tin về việc phát triển các dự án điện măt trời mái nhà (ĐMTMN) sau ngày 31/12/2020.

Theo số liệu cập nhật của EVN, đến ngày 25/12/2020 đã có 83.000 công trình ĐMTMN được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ ĐMTMN lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Có được kết quả này là nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Quyết định 13 sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có quy định mới và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. 

Du an dien mat troi mai nha se ra sao sau ngay 31/12/2020?
 

Theo EVN, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã có văn bản cho biết hiện nay đơn vị này đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) và dự kiến trong quý 1/2021 sẽ báo cáo Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích ĐMTMN cho giai đoạn tiếp theo.

Do vậy, kể từ 0h00 ngày 1/1/2021 trở đi, loại hình và giá mua bán điện đối với ĐMTMN sẽ phải chờ cho đến khi có quyết định mới. 

Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, các Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc EVN sẽ thực hiện chốt danh sách các hệ thống ĐMTMN (đã hoàn thành lắp đặt toàn phần hoặc một phần hệ thống) vào vận hành thương mại đến thời điểm 24h00 ngày 31/12/2020. 

Đối với các hệ thống ĐMTMN vào vận hành một phần hệ thống đến thời điểm 24h00 ngày 31/12/2020, các Công ty Điện lực sẽ lập biên bản xác nhận với chủ đầu tư về quy mô công suất của phần hệ thống đã vào vận hành.

Các Công ty Điện lực sẽ dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống ĐMTMN phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền. 

Đối với các công trình ĐMTMN phát triển sau ngày 31/12/2020, các đơn vị Điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có quy định mới.