Thua lỗ kéo dài, BOT cầu Thái Hà chưa thể thu phí tự động

Nhiều năm qua, người dân đi qua trạm thu phí BOT cầu Thái Hà (tỉnh Thái Bình) vẫn luông phải trả tiền mặt thay vì hệ thống thu phí ETC.

Mới đây, Công ty Cổ phần BOT cầu Thái Hà đã công bố báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán.
Theo đó, năm 2023, BOT cầu Thái Hà mang về 44,8 tỷ đồng doanh thu, giảm 1 tỷ đồng so với năm trước. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí lãi vay đã khiến doanh nghiệp này tiếp tục lỗ hơn 83 tỷ đồng trong năm 2023, nâng mức lỗ luỹ kế tại thời điểm kết thúc năm 2023 lên 436,8 tỷ đồng.
Tổng tài sản của BOT cầu Thái Hà tài ngày 31/12/2023 đạt 1.456,3 tỷ đồng, trong đó 91% là tài sản cố định với 1.324 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của công ty này đạt 592,5 tỷ đồng, tuy nhiên, do thua lỗ kéo dài đã khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn 148,5 tỷ đồng. Hiện, nguồn vốn của doanh nghiệp này được tài trợ chủ yếu bởi nợ vay.
Thua lo keo dai, BOT cau Thai Ha chua the thu phi tu dong
 Trạm thu phí BOT cầu Thái Hà chưa thể lắp đặt hệ thống thu phí ETC
Kết thúc năm 2023, BOT cầu Thái Hà có dư nợ vay tài chính ở mức 988 tỷ đồng, gấp 6,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó đa số là các khoản nợ vay dài hạn.
Đáng chú ý, tại báo cáo tài chính kiểm toán này, đơn vị kiểm toán đã nhấn mạnh khoản lỗ luỹ kế tính đến hết ngày 31/12/2023 của BOT Thái Hà là 436,8 tỷ đồng, chiếm 73,7% vốn điều lệ; Nợ ngắn hạn vượt qua tài sản ngắn hạn với số tiền 498 tỷ đồng. Hoạt động thu phí của Công ty đến nay chỉ đạt khoảng 15,7% so với phương án tài chính.
Trong năm 2023, Công ty chỉ thanh toán được nợ gốc cho ngân hàng số tiền là gần 5 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán cho biết, các yếu tố trên đã dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Theo tìm hiểu, Công ty BOT cầu Thái Hà được thành lập năm 2014 và là doanh nghiệp thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT”. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.709 tỷ đồng, khởi công năm 2014, hoàn thành đưa vào khai thác vào gần giữa năm 2018 và được cho phép thu phí hoàn vốn đầu tư từ ngày 10/1/2019.
Ngay trong năm đầu tiên dự án của công ty đi vào hoạt động (năm 2019), công ty đã lỗ gần 170 tỷ đồng do doanh thu trong năm chỉ đạt 16% so với phương án tài chính hợp đồng BOT. Những năm sau đó, từ năm 2020 - 2023, BOT cầu Thái Hà tiếp tục đều đặn lỗ gần trăm tỷ đồng mỗi năm. Việc "vỡ" phương án tài chính đã khiến chủ đầu tư điêu đứng.
Được biết, nguyên nhân khiến doanh thu của BOT cầu Thái Hà thấp là do việc bị chậm thu phí, đường vành đai 5 Hà Nội kết nối trực tiếp với cầu Thái Hà chậm triển khai so với quy hoạch. Mặt khác, nhiều phương tiện chọn đi qua cầu Hưng Hà song hành để không mất phí. Do đó, làm cho doanh thu của BOT cầu Thái Hà không đủ bù đắp chi phí đã khiến doanh nghiệp này thua lỗ nhiều năm qua.

Đồng Nai kiến nghị tháo dỡ 3 trạm thu phí đã dừng hoạt động

Tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc kiến nghị tháo dỡ các trạm thu phí để đảm bảo an toàn giao thông.

Cụ thể, trạm thu phí Tân Phú thuộc tuyến quốc lộ 20; trạm thu phí cầu Đồng Nai thuộc tuyến quốc lộ 1 và trạm thu phí quốc lộ 1K, đoạn đi qua địa bàn tỉnh đã dừng hoạt động từ năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, các trạm thu phí này chưa được tháo dỡ làm mất mỹ quan, hạn chế tầm nhìn, gây cản trở giao thông. Đồng thời, các trạm thu phí này do không còn sử dụng, ít được duy tu, bảo dưỡng nên xuống cấp nhanh, hệ thống đèn báo tại một số trạm không còn hoạt động nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại đây rất cao.

Dong Nai kien nghi thao do 3 tram thu phi da dung hoat dong
 

Xe ô tô dán thẻ thu phí tự động không qua được trạm thu phí

Một số phương tiện dán thẻ thu phí tự động (ETC), tài khoản còn dư tiền nhưng mỗi lần xe đi qua làn ETC barie không mở, phải dừng lại xử lý trừ tiền sau (offline).

Điều khiển ô tô cá nhân BKS 30G - 46482 từ Hà Nội vào TP Vinh (Nghệ An), anh Nguyễn Văn Dũng không khỏi bực dọc vì đã dán thẻ giao thông ETC và nạp tiền trong tài khoản, nhưng mỗi lần xe đi vào làn ETC là barie không tự động mở nên bắt buộc anh phải dừng xe lại đợi nhân viên trừ tiền offline mới qua được trạm thu phí.

Xe o to dan the thu phi tu dong khong qua duoc tram thu phi

Nhiều phương tiện dán thẻ ETC bị lỗi, nên khi xe qua trạm thu phí barie không mở.

Cụ thể, hôm 25/7 vừa qua, khi anh Dũng điều khiển xe đi vào làn ETC trạm thu phí Pháp Vân – Cao Bồ thì cả 2 lần barie đều không mở. Nhân viên ở trạm thu phí trả lời do mất mạng, lỗi kỹ thuật.

Tương tự, khi anh Dũng đến trạm thu phí Hoàng Mai (Nghệ An), thiết bị cũng không đọc được thẻ nên nhân viên tại trạm ra thông báo hết 34.000 đồng vì cho rằng xe anh chưa dán thẻ ETC.

Anh Dũng chia sẻ, tình trạng này diễn ra từ khi xe của anh dán thẻ ETC. Thế nhưng mỗi lần qua trạm nhân viên giải thích mỗi khác nên anh không biết nguyên nhân cụ thể thế nào.

Sau nhiều lần phản ánh, đơn vị dán thẻ ePass đã đến dán lại thẻ cho ETC của anh.

Tương tự, anh Lê Khánh Dương ở Đống Đa (Hà Nội) cho biết, xe của anh đã dán thẻ giao thông VETC được mấy tháng, tài khoản có dư tiền, thế nhưng lần nào xe đi vào làn ETC thì đều phải dừng lại để chờ nhân viên trừ tiền thủ công do barie không mở.

“Lần nào qua trạm cũng vậy, nhân viên mỗi trạm thu phí giải thích mỗi kiểu. Dán thẻ tự động không đi vào làn ETC thì lo bị phạt, nhưng đi vào lần nào thì lần đó thẻ không đọc được gây ùn tắc, mất nhiều thời gian chờ hơn thu phí thủ công”, anh Dương nói.

Mới đây, anh Dương đưa xe đi dán lại thẻ ETC thì được thông báo xe của anh dán 2 thẻ chồng lên nhau nên mỗi lần qua trạm thiết bị không đọc được.

Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tình trạng xe đi qua trạm nào cũng lỗi barie không mở thì chắc chắn là do lỗi thẻ ETC. Với những trường hợp này, chủ phương tiện cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để dán lại thẻ, đảm bảo phương tiện lưu thông bình thường trở lại.

“Xe đi qua trạm nào cũng bị lỗi mà các xe khác đi được thì chắc chắn là do lỗi thẻ. Còn nếu lỗi thiết bị thì xe nào cũng bị dừng lại", đại diện Tổng cục Đường bộ thông tin.

Được biết, Tổng cục Đường bộ đang yêu cầu 2 nhà cung cấp dịch vụ ePass và VETC thống kê những xe qua trạm bị lỗi 2 đến 3 lần trở lên thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải liên lạc với chủ phương tiện để kiểm tra chất lượng thẻ ngay.

Mới đây, trong buổi làm việc với Bộ Công an, các bên cũng đã thống nhất cứ 3 tháng nhà cung cấp dịch phải kiểm tra chất lượng thẻ ETC một lần để hạn chế tối đa xe bị lỗi khi qua trạm.

Tin mới