Thừa Thiên - Huế cho học sinh nghỉ học do mưa lũ phức tạp
Lũ trên các sông lên nhanh, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày hôm nay (25/11).
Bình Nguyên
Sáng sớm 25/11, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát đi thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong ngày 25/11 để đảm bảo an toàn trước mưa lũ đang diễn biến phức tạp.
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện nay lũ trên các sông ở địa phương này đang lên nhanh. Lúc 5h ngày 25/11 mực nước sông Hương tại trạm Kim Long ở mức 2,88m (dưới Báo động 3 là 0,62m); sông Bồ tại Phú Ốc ở mức 3,65m (trên Báo động 2 là 0,65m).
Đập Đá trên sông Hương ở trung tâm TP Huế lúc 7 giờ sáng nay. Ảnh NLĐ
Dự báo trong hôm nay (25/11) mực nước trên các sông ở Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên, đỉnh lũ ở sông Hương và sông Bồ có thể đạt và vượt mức Báo động 3, đề phòng ngập lụt diện rộng ở vùng hạ du.
Mưa lớn tại khu vực thượng nguồn các thủy điện Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch đang tạo ra nguy cơ lũ lụt, ngập úng tại các vùng trũng thấp, cùng với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Hiện nay, tại Thừa Thiên - Huế nhiều nơi có mưa lớn, đặc biệt là tại các huyện miền núi Nam Đông; A Lưới.
Mưa lớn trên thượng nguồn sẽ khiến mực nước tại các hồ chứa và thuỷ điện ở Thừa Thiên - Huế ở mức cao và phải tăng lưu lượng điều tiết nước về hạ du. Trong đó, hồ Tả Trạch (hồ chứa lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã thực hiện điều tiết nước về hạ du từ lúc 10h ngày 24/11 với lưu lượng tăng dần khoảng từ 200-500 m3/s. Tại TP Huế, nước sông Hương dâng cao tràn Đập Đá và lũ vẫn đang tiếp tục lên nhanh.
Mưa lớn tại khu vực thượng nguồn các thủy điện Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch đang tạo ra nguy cơ lũ lụt, ngập úng tại các vùng trũng thấp, cùng với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị các địa phương và người dân chủ động triển khai phương án phòng tránh; thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo lũ để chủ động phòng tránh. Cấm tất cả mọi phương tiện và người lưu thông qua các tuyến đường có nguy cơ sạt lở cao đến rất cao và các khu vực ngầm, tràn, cầu cống nước chảy xiết, các tuyến đường ngập lụt.
Đơn vị cũng đề nghị chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo và bố trí lực lượng cảnh giới cho người và phương tiện; sẵn sàng di dời, sơ tán dân tại các vị trí trọng điểm, xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt theo phương châm "bốn tại chỗ".
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, khuyến cáo người dân vùng thấp trũng của Huế nên kê cao đồ đạc, đưa ô tô đi gửi chỗ cao...
>>> Mời độc giả xem thêm video Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, nguy cơ hình thành bão số 4:
Hơn 9.000 học sinh ở Hà Tĩnh phải nghỉ học do mưa lớn
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, nhiều tuyến đường bị ngập, 2 huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) quyết định cho hơn 9.000 học sinh nghỉ học.
Ngày 23/9, ông Nguyễn Trường Giang – Trưởng phòng GD&ĐT Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, do tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên sáng nay (23/9), toàn huyện có 5.643 học sinh ở 17 trường phải nghỉ học. Trong đó, có 8 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 4 trường THCS.
Một số tuyến đường ở huyện miền núi Hương Sơn bị ngập lụt. Ảnh: Nguyên Giang.
Tại huyện Hương Khê, do một số tuyến đường ngập cục bộ nên học sinh một số trường cũng buộc phải nghỉ học. Sáng 23/9, dù các trường duy trì việc dạy, học bình thường nhưng có 3.376 em phải nghỉ học, trong đó chủ yếu là học sinh bậc mầm non và tiểu học.
Quảng Bình: Các trường chủ động cho học sinh nghỉ học
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình thực tế chủ động cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn do ảnh hưởng mưa lũ sau bão Trà Mi.
Chiều muộn ngày 27/10, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Sở; các phòng GD&ĐT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh yêu cầu chủ động theo dõi, ứng phó với tình hình mưa lũ. Sở GD&ĐT Quảng Bình yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các nội dung quan trọng.