Thuận Kiều Plaza thay chủ liệu có đổi vận?

Dự án Thuận Kiều Plaza sau nhiều năm bỏ hoang đã được CTCP đầu tư An Đông, thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại.

Thuận Kiều Plaza thay chủ liệu có đổi vận?
Bỏ hoang gần hai thập kỷ
Đến Thuận Kiều Plaza những ngày này, người ta thấy một không khí vắng vẻ, hoang lạnh khác hẳn với sự ồn ào, tấp nập của phố xá xung quanh. Khu tầng trệt trước đây vốn có hàng trăm sạp buôn bán thì bây giờ vắng hoe, một vài hộ kinh doanh treo biển di dời địa điểm. Gần 20 năm trước, dự án này vốn từng được xem như tòa nhà hiện đại, cao nhất TP.HCM và cũng là một trong những cao ốc đầu tiên cung cấp loại căn hộ cao cấp cho thị trường Việt Nam.
Thuận Kiều Plaza.
Thuận Kiều Plaza. 
Dự án Thuận Kiều Plaza tọa lạc ngay tại khu vực sầm uất nhất của Q.5, gần với Chợ Lớn, có 4 mặt giáp với đường Hồng Bàng, Dương Tử Giang, Tân Hưng và Thuận Kiều. Dự án bao gồm 3 tòa tháp lớn cao 33 tầng, được đầu tư bởi Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn) liên doanh với Công ty Kings Harmony Int MTV của Hồng Kông (Trung Quốc). Công trình được khởi công từ năm 1994 với vốn đầu tư tại thời điểm đó lên tới 55 triệu USD, xây dựng trên khu đất có diện tích gần 10.000m2, tổng diện tích đưa vào khai thác là 100.000m2. Được biết, sau khi hoàn thành xong vào năm 1998, dự án bắt đầu rao bán căn hộ với giá hơn 40.000 USD/ căn.
Nhiều thông tin cho biết giá các căn hộ cũng như giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Thuận Kiều Plaza khi ấy đứng trong nhóm đầu của TP.HCM, thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn không còn một ki-ốt nào trống. Lượng người đến tìm hiểu thuê mặt bằng và mua nhà ở khá đông. Thế nhưng, khác với các ki-ốt phía dưới đều kín người thì phía trên, hàng loạt căn hộ cao cấp có giá từ 1-3 tỉ đồng lại gặp phải tình trạng khách đến rồi bỏ đi khi họ chê thiết kế nhà ở chật chội, ngột ngạt, không tốt cho sức khỏe.
Mục đích xây dựng tòa nhà này chủ yếu đánh vào đối tượng người Hoa khá đông đúc, đặc biệt là chủ đầu tư muốn đón đầu lượng người Hồng Kông di cư vào TP.HCM khi đặc khu này được trả lại Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, thực tế xảy ra không như mong muốn. Còn việc người Việt quay lưng với việc mua nhà ở Thuận Kiều Plaza, lý do lớn nhất mà nhiều kiến trúc sư đánh giá là do thiết kế căn hộ với trần nhà thấp, phòng nhỏ theo kiểu nhà của người Hoa, hoàn toàn không phù hợp với thói quen sinh hoạt của người dân nước ta.
Bên cạnh đó, có rất nhiều thông tin lẫn những lời đồn đoán ma mị về tòa nhà khiến Thuận Kiều Plaza rơi vào cảnh vắng khách, ế ẩm và bị bỏ hoang. Nhiều người phán đoán chủ đầu tư xây dựng công trình này không quan trọng chuyện kinh doanh được mất mà chỉ nhằm trấn trạch vượng khí của khu vực Chợ Lớn. Thế nhưng, có một số nhà phong thủy lại cho rằng hình dáng của tòa nhà này giống như con thuyền có ba cột lớn nhưng lại được đặt trên thân nhỏ, khiến cho nó không chắc chắn. Thêm nữa, con đường Đỗ Ngọc Thạnh chạy xuyên qua tòa nhà giống như thân con thuyền bị đâm thủng. Một số khác thì lại thấy hình dáng tòa nhà tựa như ba cây nhang, hay công trình bị ếm bùa và rất nhiều lời đồn đại thêu dệt khác.
Sẽ đập bỏ Thuận Kiều Plaza?
Hiện Công ty An Đông đã mua lại tòa nhà với giá trị hơn 600 tỉ đồng, đồng thời đưa ra phương án là sẽ đập bỏ dự án để xây mới hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với việc phá dỡ một công trình lớn như vậy sao cho phù hợp thì vẫn chưa có một thông tin chính thức nào được đưa ra. Việc áp dụng dùng bom, mìn được nhiều kỹ sư xây dựng cho rằng không thể áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt là khi Thuận Kiều Plaza nằm ngay ở khu dân cư đông đúc.
Còn tháo dỡ bằng phương pháp thủ công thì không biết lúc nào cho xong. Mặc dù chủ đầu tư chưa thống nhất được phương án đập bỏ nhưng thông tin về một đại gia mới dám bỏ số tiền lớn để mua lại một công trình bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ qua gây không ít tò mò. Chủ mới của dự án là một công ty có tiếng về lĩnh vực bất động sản, từng có kinh nghiệm xây dựng nhiều công trình lớn tại thành phố như: An Đông Plaza, tòa nhà Times Square…
Một số người am hiểu về thị trường bất động sản nhận định rằng, rất có thể việc thay chủ này sẽ khiến cho Thuận Kiều Plaza có cơ hội đổi vận, hồi sinh. Tương lai của dự án có khả năng phát triển không kém cạnh gì các trung tâm thương mại lớn tại TP.HCM bây giờ, nếu như xây dựng theo hình thức khu phức hợp trung tâm thương mại kết hợp căn hộ cao cấp. Điểm mấu chốt cho tương lai của dự án đó là vị trí đắc địa, nằm ngay khu đất vàng của Q.5, giáp mặt tiền đường lớn, đồng thời là nơi sinh sống tấp nập của người Hoa.

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza

Nhiều năm qua, những câu chuyện đồn thổi kinh dị về Thuận Kiều Plaza cứ chồng chất theo thời gian vậy đâu là sự thật của những lời đồn thổi.

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza
Lời đồn kinh dị
Chúng tôi nghe được nhiều đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza (Q5, TPHCM). Kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30. Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza
 Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.
Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến. Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm.
Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.
"Bí ẩn" phong thủy
Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư Công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (Q5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...
Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở Q5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.
Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoáng chốc.
Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) yểm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...
Thực địa khu vực
Chúng tôi đã có dịp đến tòa nhà trên để tìm hiểu thực hư về những lời đồn thổi. Sau khi gởi xe và bước chân vào khu vực tháp A, chúng tôi thấy việc kinh doanh bên dưới hiện khá ế ẩm. Ngay lối vào là một cửa hàng bán đồ phong thủy và đá cảnh, trên tầng hai là một nhà hàng cũng khá vắng khách. Leo lên chiếc thang cuốn đã tạm dừng vận hành từ lâu, đến hành lang của tầng hai, từ đó chúng tôi đi xuyên qua dãy nhà B, C bằng một hành lang khá rộng nhưng trần hơi thấp, hai bên là những ki-ốt im ỉm khóa, bên trong còn khá nhiều hàng.
Theo lời một bảo vệ ở đây thì hiện nay hai tòa tháp A, B đều không có người ở, tháp C có hơn chục căn hộ có khách ngụ cư. Sở dĩ nơi này phải canh gác chặt chẽ như vậy là vì kể từ khi những câu chuyện nhuốm màu ma mị được đồn thổi, đã thu hút khá nhiều nhóm thanh thiếu niên đến tìm hiểu và mong diện kiến ma (!). Một bảo vệ cho biết họ đã rất khổ sở vì một bức ảnh lối vào thang máy của tòa nhà có cắm mấy chân nhang, và quả quyết rằng đó là ảnh dựng 100%. Vì mặc dù ế ẩm nhưng nơi này hiện nay vẫn có một đội bảo vệ hàng chục người và lực lượng dọn vệ sinh hằng ngày vào ra.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza-Hinh-2
 Thuận Kiều Plaza.
Tìm hiểu kết cấu của khu Thuận Kiều Plaza, chúng tôi rất ấn tượng trước kỹ thuật xây dựng của tòa nhà này. Cấu trúc thang bộ khá dốc, được trang bị hai tay vịn chạy dọc theo các bậc cầu thang. Ngăn cách giữa cầu thang bộ hun hút thiếu sáng với hành lang của các tầng là hai lớp cửa riêng biệt, nên xảy ra cháy ở tầng nào thì cũng khó có thể lan sang tầng khác. Trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn thì việc lắp đặt máy hút ở tầng dưới khiến khói đi xuống, cũng có thể giúp người ở tầng trên không bị ngạt. Do được xây dựng từ trước năm 1999 nên hệ thống cung cấp nước, nước thải của tòa nhà đều chạy nổi nhưng được khéo léo đưa vào từng căn hộ, mà vẫn không ảnh hưởng tới khu vực hành lang các tầng.
Tầng 4 của tòa nhà là sân thượng rộng kéo dài từ đường Thuận Kiều đến tuyến Dương Tử Giang. Đây cũng cũng là lối vào khu gia cư của cả ba tòa tháp A, B, C. Dưới chân tháp A, những hào nhoáng hoa lệ của một thời hoàng kim khi tòa nhà mới đưa vào hoạt động vẫn còn. Chỗ duy nhất được xem là có sinh khí và mang lại kinh tế cho khu nhà hiện nay là bốn tầng giữ ôtô và xe máy. Một bảo vệ tại đây cho biết, lượng ôtô của người dân thuê chỗ đậu tại đây khá nhiều.

Sở Xây dựng TP.HCM: Chưa nhận được hồ sơ Thuận Kiều Plaza

“Đến 1g30’ chiều ngày 29/10 Sở vẫn chưa nhận được hồ sơ nào liên quan đến Thuận Kiều Plaza. Khi nhận được tôi sẽ căn cứ giải quyết theo quy định”.

Sở Xây dựng TP.HCM: Chưa nhận được hồ sơ Thuận Kiều Plaza
Ngày 29/10 Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo để thông báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành xây dựng trong 9 tháng đầu năm. Trong khuôn khổ buổi hợp này báo chí đã đặt ra câu hỏi liên quan đến việc Thuận Kiều Plaza (nếu) tháo dỡ có cần phải xin giấy phép hay không?

Ngắm thiết kế tòa nhà chung cư phủ toàn cây xanh độc đáo

(Kiến Thức) - Tòa nhà chung cư được bao phủ bởi hàng nghìn cây xanh vô cùng độc đáo này sẽ được xây dựng tại Thụy Sĩ vào năm 2017.

Ngắm thiết kế tòa nhà chung cư phủ toàn cây xanh độc đáo
Ngam thiet ke toa nha chung cu phu toan cay xanh doc dao

Tòa nhà chung cư phủ xanh với độ cao 117m giống như một khu vườn thẳng đứng sắp được xây dựng là thiết kế của kiến trúc sư người Ý Stefano Boeri.

Tin mới