Thực chiến ở Ukraine mở ra cơ hội "hồi sinh" cho MiG-35

Thực chiến ở Ukraine mở ra cơ hội "hồi sinh" cho MiG-35

Máy bay chiến đấu MiG-35, được xếp loại thế hệ 4++ của Nga, cuối cùng đã được thử nghiệm trong chiến đấu thực tế ở chiến trường Ukraine.

Xem toàn bộ ảnh
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có thể bắt đầu nhận được các phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu đa năng  MiG-35; vấn đề này đã được đại diện của Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga (UAC) công bố. Tin tức này lần đầu tiên được tiết lộ vào đêm giao thừa năm 2024.
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có thể bắt đầu nhận được các phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu đa năng MiG-35; vấn đề này đã được đại diện của Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga (UAC) công bố. Tin tức này lần đầu tiên được tiết lộ vào đêm giao thừa năm 2024.
Theo như cựu giám đốc UAC Yuri Slyusar đã đưa tin trước đó, trong những năm tới, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể sẽ nhận thêm các máy bay chiến đấu MiG-35 được nâng cấp, với khả năng chiến đấu được cải tiến.
Theo như cựu giám đốc UAC Yuri Slyusar đã đưa tin trước đó, trong những năm tới, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể sẽ nhận thêm các máy bay chiến đấu MiG-35 được nâng cấp, với khả năng chiến đấu được cải tiến.
Điều đáng chú ý là MiG-35 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/2016, được giới thiệu trước công chúng vào năm 2017 và đến năm 2018, 6 chiếc máy bay đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga để thử nghiệm. Theo nhà thiết kế chính của UAC, Sergey Korotkov, máy bay MiG-35 thế hệ mới nhất “4++”, hiện đang hoàn tất các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.
Điều đáng chú ý là MiG-35 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/2016, được giới thiệu trước công chúng vào năm 2017 và đến năm 2018, 6 chiếc máy bay đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga để thử nghiệm. Theo nhà thiết kế chính của UAC, Sergey Korotkov, máy bay MiG-35 thế hệ mới nhất “4++”, hiện đang hoàn tất các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.
Ông Korotkov cho biết, kể từ năm ngoái, MiG-35 đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế và đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của phi công về hiệu suất và khả năng chiến đấu. Dự kiến Bộ Quốc phòng Nga sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng về việc chuyển giao máy bay này cho Lực lượng Không quân Vũ trụ.
Ông Korotkov cho biết, kể từ năm ngoái, MiG-35 đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế và đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của phi công về hiệu suất và khả năng chiến đấu. Dự kiến Bộ Quốc phòng Nga sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng về việc chuyển giao máy bay này cho Lực lượng Không quân Vũ trụ.
Ông Korotkov cũng chia sẻ rằng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với các khách hàng nước ngoài tiềm năng hiện đang quan tâm đến loại máy bay chiến đấu của Nga này. Tuy nhiên, quốc gia nào có thể trở thành "chủ sở hữu hạnh phúc" của những chiếc máy bay này trong tương lai, vẫn chưa được tiết lộ.
Ông Korotkov cũng chia sẻ rằng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với các khách hàng nước ngoài tiềm năng hiện đang quan tâm đến loại máy bay chiến đấu của Nga này. Tuy nhiên, quốc gia nào có thể trở thành "chủ sở hữu hạnh phúc" của những chiếc máy bay này trong tương lai, vẫn chưa được tiết lộ.
Theo Giám đốc chương trình MiG-35, Musheg Baloyan, các vấn đề mà các chuyên gia quân sự nêu ra trước đó, liên quan đến máy bay trong quá trình thử nghiệm đã được các chuyên gia của UAC giải quyết kịp thời; cho phép bắt đầu sản xuất lô máy bay MiG-35 mới đầu tiên. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này trong tương lai gần, Baloyan cho biết.
Theo Giám đốc chương trình MiG-35, Musheg Baloyan, các vấn đề mà các chuyên gia quân sự nêu ra trước đó, liên quan đến máy bay trong quá trình thử nghiệm đã được các chuyên gia của UAC giải quyết kịp thời; cho phép bắt đầu sản xuất lô máy bay MiG-35 mới đầu tiên. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này trong tương lai gần, Baloyan cho biết.
Đại diện của UAC tuyên bố rằng, MiG-35 ban đầu được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và vật liệu được sử dụng trong việc chế tạo máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Ngoài ra, nó được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động trong các khu vực xung đột vũ trang cường độ cao và trong điều kiện phòng không dày đặc và hiện đại của đối phương.
Đại diện của UAC tuyên bố rằng, MiG-35 ban đầu được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và vật liệu được sử dụng trong việc chế tạo máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Ngoài ra, nó được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động trong các khu vực xung đột vũ trang cường độ cao và trong điều kiện phòng không dày đặc và hiện đại của đối phương.
MiG-35 có khả năng thực hiện nhiệm vụ không chỉ tiêu diệt mục tiêu trên không vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết mà còn có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước, cả cố định và di chuyển.
MiG-35 có khả năng thực hiện nhiệm vụ không chỉ tiêu diệt mục tiêu trên không vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết mà còn có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước, cả cố định và di chuyển.
So với phiên bản cơ sở, MiG-35 nâng cấp có khả năng giảm khả năng hiển thị trên radar, nhờ các thiết bị mới, khác xa so với Su-30SM2 và Su-35SM; cánh mới của MiG-35 có diện tích lớn hơn và khả năng sử dụng các loại vũ khí hàng không có độ chính xác cao mới nhất.
So với phiên bản cơ sở, MiG-35 nâng cấp có khả năng giảm khả năng hiển thị trên radar, nhờ các thiết bị mới, khác xa so với Su-30SM2 và Su-35SM; cánh mới của MiG-35 có diện tích lớn hơn và khả năng sử dụng các loại vũ khí hàng không có độ chính xác cao mới nhất.
Có thông tin cho rằng MiG-35 có thể sử dụng toàn bộ các loại tên lửa dẫn đường và không dẫn đường mới nhất, giống như máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57, cũng như các loại bom dẫn đường có độ chính xác cao mới nhất, bao gồm một số loại bom lượn có điều khiển UMPK.
Có thông tin cho rằng MiG-35 có thể sử dụng toàn bộ các loại tên lửa dẫn đường và không dẫn đường mới nhất, giống như máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57, cũng như các loại bom dẫn đường có độ chính xác cao mới nhất, bao gồm một số loại bom lượn có điều khiển UMPK.
Ngoài ra, MiG-35 còn được trang bị hệ thống dẫn đường chống nhiễu mới nhất BINS-SP2M, dành cho máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm, có độ chính xác gấp đôi và tuổi thọ hoạt động dài hơn so với các phiên bản hệ thống dẫn đường quán tính trước đó, có độ bền cao và không cần bảo trì đặc biệt.
Ngoài ra, MiG-35 còn được trang bị hệ thống dẫn đường chống nhiễu mới nhất BINS-SP2M, dành cho máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm, có độ chính xác gấp đôi và tuổi thọ hoạt động dài hơn so với các phiên bản hệ thống dẫn đường quán tính trước đó, có độ bền cao và không cần bảo trì đặc biệt.
Để phát hiện và nhắm mục tiêu, máy bay được trang bị cảm biến quang học (OLS) mới để quan sát mục tiêu trong tầm nhìn; hệ thống nhắm mục tiêu gắn trên mũ bay mới và radar Zhuk-A với ăng-ten mảng pha chủ động (AFAR). Radar này có thể theo dõi đồng thời tới 30 mục tiêu trên không, ở cự ly lên tới 300 km và tấn công 6 mục tiêu trong số đó.
Để phát hiện và nhắm mục tiêu, máy bay được trang bị cảm biến quang học (OLS) mới để quan sát mục tiêu trong tầm nhìn; hệ thống nhắm mục tiêu gắn trên mũ bay mới và radar Zhuk-A với ăng-ten mảng pha chủ động (AFAR). Radar này có thể theo dõi đồng thời tới 30 mục tiêu trên không, ở cự ly lên tới 300 km và tấn công 6 mục tiêu trong số đó.
Về động cơ, MiG-35 sẽ được trang bị động cơ mô-đun mới, tiết kiệm, hiệu quả với lực đẩy mạnh hơn; động cơ trang bị bộ đốt tăng lực và hệ thống điều khiển và giám sát tự động kỹ thuật số. Tuy nhiên, MiG-35 được định vị là máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ thế hệ 4++, nên để giảm chi phí, rất có thể động cơ đơn giản hơn mà không có vòi phun vecto.
Về động cơ, MiG-35 sẽ được trang bị động cơ mô-đun mới, tiết kiệm, hiệu quả với lực đẩy mạnh hơn; động cơ trang bị bộ đốt tăng lực và hệ thống điều khiển và giám sát tự động kỹ thuật số. Tuy nhiên, MiG-35 được định vị là máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ thế hệ 4++, nên để giảm chi phí, rất có thể động cơ đơn giản hơn mà không có vòi phun vecto.
Theo UAC, nếu loại máy bay này được sản xuất cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, nó sẽ được gọi là MG-35S và tỷ lệ hiệu quả về chi phí sẽ thấp hơn đáng kể so với các máy bay tương tự của nước ngoài.
Theo UAC, nếu loại máy bay này được sản xuất cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, nó sẽ được gọi là MG-35S và tỷ lệ hiệu quả về chi phí sẽ thấp hơn đáng kể so với các máy bay tương tự của nước ngoài.
MiG-35 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ do nhà sản xuất MiG của Nga phát triển. Đây là phiên bản cải tiến của các mẫu MiG-29 trước đó và được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Kích thước của MiG-35 bao gồm chiều dài 17,32 mét, sải cánh 12 mét và chiều cao 4,73 mét. Diện tích cánh là 42,0 mét vuông.
MiG-35 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ do nhà sản xuất MiG của Nga phát triển. Đây là phiên bản cải tiến của các mẫu MiG-29 trước đó và được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Kích thước của MiG-35 bao gồm chiều dài 17,32 mét, sải cánh 12 mét và chiều cao 4,73 mét. Diện tích cánh là 42,0 mét vuông.
MiG-35 có khả năng mang theo tải trọng vũ khí lên tới 6.500 kg, bao gồm nhiều loại vũ khí khác nhau như tên lửa không đối không và không đối đất, bom, cũng như nhiều loại tên lửa và đạn dược khác nhau dùng tấn công mục tiêu mặt đất. Máy bay có chín mấu treo dưới cánh và thân để gắn vũ khí và thiết bị.
MiG-35 có khả năng mang theo tải trọng vũ khí lên tới 6.500 kg, bao gồm nhiều loại vũ khí khác nhau như tên lửa không đối không và không đối đất, bom, cũng như nhiều loại tên lửa và đạn dược khác nhau dùng tấn công mục tiêu mặt đất. Máy bay có chín mấu treo dưới cánh và thân để gắn vũ khí và thiết bị.
Tầm hoạt động của MiG-35 là khoảng 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu bổ sung, có thể được mở rộng thông qua tiếp nhiên liệu trên không hoặc thùng nhiên liệu phụ. Thiết kế này của MiG-35, phù hợp cho các nhiệm vụ tầm trung và các hoạt động dài hơn với sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu. (nguồn ảnh Topwar, TASS, Sputnik).
Tầm hoạt động của MiG-35 là khoảng 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu bổ sung, có thể được mở rộng thông qua tiếp nhiên liệu trên không hoặc thùng nhiên liệu phụ. Thiết kế này của MiG-35, phù hợp cho các nhiệm vụ tầm trung và các hoạt động dài hơn với sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu. (nguồn ảnh Topwar, TASS, Sputnik).

GALLERY MỚI NHẤT