Thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và Cairo

“Hà Nội mong muốn ký kết biên bản thiết lập quan hệ hợp tác với Cairo. Đây sẽ là nền tảng, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và Cairo trên nhiều lĩnh vực”.

Từ ngày 15-19/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, do ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại Ai Cập. Nhân dịp này, Đoàn đã có buổi làm việc với Ngài Khaled Abdel A’al - Thống đốc Thủ đô Cairo và lãnh đạo Bộ Văn hóa Ai Cập.
Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cùng lãnh đạo một số sở, ngành.
Thuc day quan he hop tac cung phat trien giua Thu do Ha Noi va Cairo
Quang cảnh buổi làm việc. 
Tại cuộc làm việc với Ngài Khaled Abdel A’al (Thống đốc Thủ đô Cairo), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã thông báo những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội cũng như chiến lược phát triển của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045; giới thiệu các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Thành phố.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Hà Nội mong muốn ký kết biên bản thiết lập quan hệ hợp tác với Cairo, thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước trong năm 2023. Đây sẽ là nền tảng, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và Cairo trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa, nghệ thuật.
Thuc day quan he hop tac cung phat trien giua Thu do Ha Noi va Cairo-Hinh-2

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và Thống đốc Thủ đô Cairo Khaled Abdel Aal ký biên bản cuộc họp 

Về phần mình, Thống đốc Thủ đô Cairo Khaled Abdel Aal khẳng định sẵn sàng phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Hà Nội trên các lĩnh vực, đặc biệt là tạo điều kiện để hai bên có thể tiến tới ký kết văn kiện hợp tác chính thức trong năm 2023. Ông Aal tin tưởng, trong thời gian tới, hai thủ đô sẽ hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và Thống đốc Thủ đô Cairo Khaled Abdel Aal đã ký biên bản cuộc họp, trong đó hai bên nhất trí rằng, Hà Nội và Cairo có nhiều dư địa và tiềm năng hợp tác cần được khai thác và thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tại cuộc làm với lãnh đạo Bộ Văn hóa Ai Cập, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với Ai Cập rất lớn. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Bộ Văn hóa Ai Cập quan tâm hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa giữa hai bên; mời phía Ai Cập tham dự các sự kiện văn hóa tại Hà Nội.
Về phần mình, lãnh đạo Bộ Văn hóa Ai Cập khẳng định, Ai Cập luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với Việt Nam, mong muốn nhận được sự hỗ trợ của phía Việt Nam cũng như thành phố Hà Nội trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa trong thời gian tới. Hai bên hy vọng thông qua các hoạt động hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai bên, nhân dân hai nước có điều kiện tìm hiểu lịch sử, đất nước và con người của nhau.
Thuc day quan he hop tac cung phat trien giua Thu do Ha Noi va Cairo-Hinh-3

Đoàn đại biểu hai Thủ đô Hà Nội và Cairo chụp ảnh lưu niệm 

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quan Việt Nam tại Ai Cập để tìm hiểu thông tin về tình hình sở tại và khu vực, cũng như các cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai thủ đô.

>>> Mời độc giả xem thêm video GS.TS Phạm Hùng Việt, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ về vai trò của đầu tư trọng điểm đối với nghiên cứu khoa học:

  

Chốt chi hơn 85 tỷ đồng làm đường vành đai 4 Hà Nội

Sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội với mức đầu tư hơn 85 tỷ đồng.

Sáng 16/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,18%).
Chot chi hon 85 ty dong lam duong vanh dai 4 Ha Noi
 Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH.

Thường trực Ban Bí thư: “Xây dựng Hà Nội ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”

Nghị quyết 15 đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sáng 22/6, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Nghị quyết 15 gồm 4 phần; về quan điểm, mục tiêu, Bộ Chính trị đã nêu rõ 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn với nhiều điểm mới để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trong trung và dài hạn.
Theo đó, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến-văn minh-hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.
Thuong truc Ban Bi thu: “Xay dung Ha Noi ngang tam thu do cac nuoc phat trien trong khu vuc”
 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị
Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nghị quyết đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện và có nhiều điểm mới so với các nghị quyết về phát triển Thủ đô trước đó, như: Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển Thủ đô; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để xây dựng và phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới; hoàn thiện hệ thống pháp luật với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới...
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, để việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 15 phát huy hiệu quả và sớm đi vào cuộc sống, Bộ Chính trị đã phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước quán triệt sâu sắc Nghị quyết; chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện đầy đủ 4 quan điểm, 2 mục tiêu và 8 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu; nhất là việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Chính trị cũng phân công cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội tăng cường lãnh đạo, vận động các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị quyết.
Theo ông Dũng, với sự vào cuộc khẩn trương để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 15, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15. Ban Tuyên giáo Trung ương cũng ban hành Hướng dẫn số 58-HD/BTGTƯ ngày 14/6/2022 về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết )...
Tại Hội nghị, các ý kiến đều khẳng định, Nghị quyết 15 có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn đối với cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đều khẳng định phải tập trung sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Thủ đô, nhằm thể chế hóa Nghị quyết và tạo hành lang pháp lý để hiện thực các cơ chế đặc thù phát triển Thủ đô…
Xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến–văn minh-hiện đại"
Phát biểu kết luận và chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, Nghị quyết 15 đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, Nghị quyết lần thứ 5 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị và sự kỳ vọng của nhân dân cả nước, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã gợi mở và chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Thuong truc Ban Bi thu: “Xay dung Ha Noi ngang tam thu do cac nuoc phat trien trong khu vuc”-Hinh-2
 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng
Đầu tiên, các cấp ủy, tổ chức Đảng trong cả nước, nhất là Đảng bộ TP Hà Nội phải tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí truyền thông trong tuyên truyền nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện thời gian tới.
Cùng với đó, huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến–văn minh-hiện đại", xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; hội nhập quốc tế; động lực có tính dẫn dắt, lan tỏa đối với vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Thứ hai, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, đặc biệt là Hà Nội phải hết sức coi trọng, tập trung quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết.
"Ngay sau Hội nghị hôm nay phải tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án với nội dung cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và lộ trình để thực hiện Nghị quyết; phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đã đề ra; tạo bước chuyển biến rõ rệt về sự phát triển của Thủ đô; định kỳ hằng năm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ sớm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết; hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Cần lưu ý rằng việc thực hiện Nghị quyết không chỉ riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước. Trong đó các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có liên quan nhiều đến sự phát triển của Thủ đô cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình; tích cực, chủ động, phối hợp với Hà Nội để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Lưu ý từ nay đến năm 2030 chỉ còn 8 năm, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Hà Nội phải chọn việc trọng điểm, quyết tâm hoàn thành, làm cho bằng được, tạo chuyển biến thực sự cho diện mạo Thủ đô, nhất là Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm trật tự an toàn đô thị, môi trường xanh, sạch, đẹp, xây dựng được một số công trình văn hóa tiêu biểu, hạ tầng giao thông hiện đại, tạo niềm tin cho nhân dân...
Bên cạnh đó, phát triển Hà Nội nhanh, bền vững, đòi hỏi phải phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giữ gìn bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị, đặc biệt quan tâm nội dung xây dựng con người Hà Nội thanh lịch-một đặc điểm, nét riêng có của người Hà Nội từ ngàn xưa. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì; phấn đấu xây dựng con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Đây là vấn đề Nghị quyết đã nêu và thực hiện không chỉ một vài năm mà phải kiên trì, dài hơi…
Theo Thường trực Ban Bí thư, một yếu tố nữa có tính chất quyết định là phải tập trung xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của Thủ đô, bảo đảm thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện; đồng thời hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Tập trung xây dựng đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp có năng lực, trình độ cao, chuyên nghiệp; có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước; luôn gần gũi quần chúng, bám sát cơ sở; kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong quá trình phát triển và trình độ ngày càng cao của người dân Hà Nội.
"Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Mọi việc tốt hay xấu đều do cán bộ mà ra. Như vậy để Hà Nội phát triển đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết này, tôi cho rằng đầu tư, xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề rất quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay", ông Võ Văn Thưởng nêu rõ.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng tin tưởng rằng, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng thực hiện hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Phát biểu tiếp thu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo triển khai nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nhiều điểm văn hóa tâm linh ở Hà Nội vắng vẻ ngày đầu năm:

Nguồn: VTV1

Tin mới