Thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các KĐT phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản.
Theo đó, đối với việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 33 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh bền vững và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện.
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, công bố quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển nhà ở xã hội. Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.
Thuc hien nghiem quy dinh danh 20% quy dat trong cac KDT phat trien nha o xa hoi
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư. Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp và khu kinh tế theo quy định tại Nghị định số 35 về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu Bộ xây dựng khẩn trương nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” vào kỳ họp tháng 5 năm 2023; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Bộ Kế hoạch và Đầu nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở xã hội nói riêng và thị trường bất động sản nói chung, nhất là nhà ở cho người dân có thu nhập trung bình, người có nhu cầu ở thật.

Nhiều địa phương “mạnh tay” phát triển nhà ở xã hội

Gần đây nhiều địa phương đồng loạt phê duyệt nhiều dự án nhà ở xã hội quy mô lớn. Bên cạnh đó, hàng loạt các “ông lớn” ngành bất động sản cũng đã tham gia đầu tư vào phân khúc này.

Như tại tỉnh Bình Dương, mới đây tỉnh này đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 với mục tiêu tăng thêm 600.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương 18.000 căn… Để thực hiện kế hoạch, Bình Dương khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát quỹ đất nhà ở xã hội tại 33 dự án nhà ở thương mại khoảng 100 ha. Đặc biệt, năm 2023 sẽ đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư dự án mới.

TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở thuộc phân khúc nhà ở xã hội.

Người muốn mua nhà xã hội phải “bỏ cuộc” vì phải nhập hộ khẩu

Nhiều người dân từng đăng ký mua nhà ở xã hội nhưng phải “bỏ cuộc” vì thêm thủ tục nhập hộ khẩu, hay tạm trú, vì trên thực tế thủ tục này không cần thiệt nhưng rườm rà, phức tạp.

Theo luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng 3 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.

Cụ thể, người mua nhà phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực.

Tin mới