Thực hư chuyện “hạt gạo” trên móng tay càng nhiều thì càng tốt

“Hạt gạo” nổi trên móng tay có thể phản ánh phần nào về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, quan niệm móng tay càng nhiều “hạt gạo” thì càng khỏe mạnh có thật sự đúng đắn? Làm sao hiểu đúng về tín hiệu từ hiện tượng này?

Có phải “hạt gạo” trên móng tay nổi càng nhiều thì chứng tỏ sức khỏe càng tốt?
Tuy nói “hạt gạo” cũng là tiêu chí phản ánh sức khỏe con người nhưng nó không hoàn toàn tuyệt đối. Đầu tiên, “hạt gạo” thường nổi ở phần cuối móng tay, đây được xem là vị trí Metyl (là một nhóm đẩy electron). Do nó được phần cơ thịt “che đậy” nên không dễ có thể nhìn thấy trực tiếp.
Thực tế, móng tay mỗi người đều có sự tồn tại của Metyl, nó hình thành các tế bào Cytokeratin, sau đó dần dần hình thành nên móng tay. Còn “hạt gạo” thực tế chính là phần tế bào Cytokeratin vừa mới tái sinh.
những người do vị trí Metyl hơi “ngã” về trước cho nên mắt thường của chúng ta mới dễ dàng nhìn thấy chúng, và đó cũng chính là “hạt gạo” thường gọi. Ngược lại, có người do vị trí Metyl “lui” vào trong nên bị phần cơ che mất, khó nhìn thấy khiến bạn nghĩ rằng móng tay không có “hạt gạo” nhưng thật ra nó chỉ nằm ở phía trong mà thôi.
Thuc hu chuyen “hat gao” tren mong tay cang nhieu thi cang tot
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, “hạt gạo” lộ hay ẩn còn có liên quan đến mức độ bị mài mòn của móng tay. Khi móng tay bị kích thích, bào mòn sẽ mọc dài nhanh hơn và “hạt gạo” cũng dễ bị đẩy ra phía ngoài. Nếu móng tay lâu dài thì “hạt gạo” có thể vẫn nằm sâu ở đoạn cuối móng tay nên ta không thấy chúng xuất hiện.
Từ những lý giải về việc hình thành và tính chất của “hạt gạo” có thể thấy, số lượng hạt gạo trên móng tay mà bạn nhìn thấy không thật sự nói lên được vấn đề về sức khỏe. Chỉ khi nó có những biểu hiện sau đây thì mới nên thận trọng.
“Hạt gạo” thay đổi thường do những nguyên nhân nào?
Vấn đề về tuyến giáp
Thông thường khi tuyến giáp khỏe mạnh, tốc độ trao đổi chất của cơ thể tương đối nhanh sẽ khiến “hạt gạo” vốn nằm ẩn sẽ bị đẩy ra ngoài và chúng ta sẽ nhìn thấy chúng có hình dạng “tròn đầy”. Ngược lại, nếu chức năng tuyến giáp suy yếu thì tốc độ trao đổi chất cũng chậm lại, cả tốc độ sinh trưởng của móng tay cũng giảm đi nên “hạt gạo” càng ngày càng nhỏ lại, thậm chí là biến mất.
Cơ thể mắc bệnh nặng hoặc dinh dưỡng không đầy đủ
Một số trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng nào đó mà bạn chưa phát hiện, hoặc cũng có thể do vấn đề dinh dưỡng khiến cho các tế bào Cytokeratin cũng bị yếu đi thì “hạt gạo” cũng khó xuất hiện trên móng tay, có khi còn bị biến mất hoàn toàn.
Do tuổi tác
Tuổi tác lớn dần thì con người cũng ngày càng lão hóa, tốc độ trao đổi chất chậm và yếu đi rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến “hạt gạo” trở nên nhỏ hơn so với trước đó.
“Hạt gạo” như thế nào mới là tượng trưng cho cơ thể khỏe mạnh?
Diện tích của “hạt gạo” trên móng tay một người khỏe mạnh thường chiếm khoảng 1/5 móng tay. Nếu nhỏ hơn con số này có thể là do tinh lực không đủ, khả năng hấp thu của dạ dày và đường ruột kém đi. Cơ thể bạn có thể đang mắc tình trạng “hàn khí”.
Ngược lại, nếu “hạt gạo” lớn hơn 1/5 diện tích móng tay thì cần chú ý các vấn đề như cơ thể bị nhiệt, tích tụ độc tố hoặc các bệnh như dày cơ tim, cao huyết áp, bệnh về mạch máu, thậm chí là nguy cơ đột quỵ.
Nếu “hạt gạo” đột nhiên trở nên sẫm màu, thu nhỏ, biến mất thì có thể do các khối u hoặc xuất huyết nội. Ngoài ra, thông thường trên móng tay ngón út sẽ không có “hạt gạo”, nhưng nếu nó xuất hiện ở đây thì bạn nên chú ý vấn đề thận nhiễm độc tố.
Theo Đông y, ngón cái thông với phổi, ngón trỏ thông với tim. Nếu “hạt gạo” ở hai ngón tay này bình thường thì có thể thấy sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt.

Mẹo giúp móng tay trắng hồng tự nhiên

(Kiến Thức) - Nếu bạn thường bị mất sự tự tin vì móng tay bị ố vàng, tối màu... hãy bỏ túi những cách làm móng tay trắng hồng tự nhiên sau đây.

Meo giup mong tay trang hong tu nhien

Lớp móng tay vàng ố, xỉn màu sẽ dễ dàng được tẩy sạch, mang lại vẻ trắng hồng, khỏe mạnh nhờ những mẹo nhỏ dưới đây.

7 khám phá cực bất ngờ về móng tay con người

(Kiến Thức) - Móng tay con người là điều khá quen thuộc, nhưng liệu có phải ai cũng biết hết những khám phá thú vị về móng tay? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 7 khám phá cực bất ngờ về móng tay con người.
 

7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-6
 Trung bình, móng tay con người sẽ dài thêm khoảng 3,5mm mỗi tháng và chu kì phát triển của móng tay kéo dài trong 150 ngày. Ảnh stylecraze.
7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-7
 Móng tay của nam giới phát triển nhanh hơn của nữ giới. Mùa hè, móng tay phát triển nhanh hơn vào mùa đông. Ảnh stylecraze.
7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-8

Người phụ nữ có móng tay dài nhất thế giới là bà Lee Redmond (Mỹ) với móng tay dài tới 7m 51,3cm. Ảnh minh họa: handandfootspa. 

7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-9

Trong khi đó, vào thời trung cổ, những người đàn ông ở Ý còn nuôi móng tay út của họ cho thật dài để chứng minh rằng họ không phải làm gì cả. Ảnh tumblr. 

7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-10
 10% các vấn đề da liễu có liên quan tới móng. Ảnh nailsmag.
7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-11
Móng tay sẽ không phát triển tiếp khi chúng ta chết đi. Ảnh chungcutabudecplaza. 
7 kham pha cuc bat ngo ve mong tay con nguoi-Hinh-12
 Móng tay được tạo nên bởi Keratin - một chất protein cũng có mặt trong tóc, lông chim, gạc hươu và móng vuốt ngựa. Ảnh jamja.

Mời quý vị xem video: Khám phá thú vị ít ai biết về sao Thổ

Tin mới