Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?

(Kiến Thức) - Trước dư luận về việc đỉa khô tán nhuyễn trộn trong thực phẩm có thể sinh sôi trong cơ thể người, các chuyên gia đã vào cuộc giải đáp.

Đỉa khô tán nhuyễn trong thực phẩm sinh sôi trong cơ thể người?
Đỉa sấy khô tán bột phát triển thành con?
Liên quan tới tin đồn con đỉa sấy khô tán bột cấy vào các loại thực phẩm bánh kẹo, sinh sôi trong bụng người, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục ATTP khẳng định: "Việc cấy trứng đỉa, bột đỉa sấy khô vào thực phẩm như bánh quy, mỳ tôm, bim bim hay sữa bột... để sau khi con người ăn phải trứng và bào tử đỉa phát triển thành con đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là không có cơ sở khoa học".
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Đỉa sấy khô tán bột không thể nở thành đỉa con.
Cũng theo ông Phong, với sản phẩm mì ăn liền, các loại mì đều được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn thực phẩm. Quá trình tạo ra sản phẩm đòi hỏi phải trải qua công đoạn hấp chín ở 100 độ C và chiên trong dầu ở nhiệt độ 150 độ C. Mì sau khi chiên xong được chạy qua hệ thống quạt để làm nguội, sau đó được phân loại và qua hệ thống kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Nếu có trứng đỉa hoặc bột đỉa trong đó thì cũng đã chín và không thể nở thành con đỉa được. 
Hơn nữa, mì ăn liền, bánh quy, bim bim là sản phẩm đã được chiên khô và đóng gói trong bao bì kín là môi trường đỉa và các vi sinh vật không thể phát triển.
Cũng liên quan tới vấn đề trên, PGS.TS Phạm Bình Quyền, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam cho biết: "Bào tử của đỉa qua quá trình chế biến thực phẩm không thể tồn tại được. Trứng đỉa chỉ có thể nở trong môi trường thích hợp, có độ ẩm như ruộng, đất, chứ không thể nở trong ruột, dạ dày. Con đỉa khi có lạc vào trong người cũng không thể sống được bởi trong ruột, trong dạ dày có độ pH, các men tiêu hủy...
 PGS.TS Phạm Bình Quyền cho biết thêm, đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như dỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của toàn cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt, gây tổn thương con đỉa ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. 
Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể đỉa ra làm đôi,ì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên đỉa cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.
Đỉa có thể ký sinh trên cơ thể người
Theo Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn: " Đỉa sống có thể lọt vào cơ thể sống ký sinh ở một số bộ phận trên cơ thể người. Những nếu con đỉa sống có vô tình đi vào dạ dày thì cũng khó hoặc không thể sống được trong môi trường có độ pH axit cùng các men tiêu hóa đậm đặc như dạ dày".
Hình ảnh đỉa lúc nhúc đáng sợ.
 Hình ảnh đỉa lúc nhúc đáng sợ.
Thạc sĩ Quang phân tích: "Thức ăn chính của đỉa là máu. Máu được đỉa hút từ cơ thể vật chủ là những loài động vật có xương sống như người, trâu bò... Trong quá trình hút máu hoặc di chuyển trên cơ thể vật chủ, do con người tắm hoặc uống nước ở nguồn nước có đỉa và uống nhầm cả con đỉa, sinh vật này có thể lọt vào cơ thể và ký sinh ở một số bộ phận.
Đỉa có thể sống trong một thời gian nhất định tại các cơ quan tạng rỗng như họng, hầu, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi. Nó cũng có thể tồn tại ở một số chỗ vùng kín trên cơ thể như bộ phận sinh dục nam, nữ, niệu đạo và bàng quang của con người...
Khi sống trong các cơ quan đó đỉa sẽ hút máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó. Từ đây nó gây xuất huyết, ho khạc ra máu như mũi, hầu họng, phế quản - phổi từ nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi bị phát hiện. 
Trong y văn thế giới và cả Việt Nam từng ghi nhận một số trường hợp đặc biệt bị đỉa sống ký sinh trong cơ thểĐơn cử như trường hợp bệnh nhân Lê Khắc Thái, 36 tuổi ở Hương Khê, Hà Tĩnh nhập viện với các triệu chứng khàn tiếng lâu ngày, buồn nôn, ho khạc ra máu…Tai anh Thái được nội soi, và phát hiện có dị vật trong thanh quản, nghi đó là một con đỉa. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật đó ra ngoài. Dị vật được gắp ra chính là một con đỉa, to gần bằng ngón tay, dài hơn 6 cm. 
Theo bệnh nhân,có khả năngcon đỉa kí sinh trong cơ thể do cách đây gần một tháng anh đi làm cao su trong rừng và dùng nước khe để rửa mặt. Rất có thể con đỉa đã chui vào mũi anh và xuống cổ họng ký sinh trong thanh quản.
Tiếp đó trường hợp cháu bé 11 tuổi ở Nghệ An bị một con đỉa sống nhiều ngày trong thanh quản. Mặc dù không biết con đỉa chui vào cơ thể bệnh nhi này khi nào nhưng theo người nhà cháu bé, sinh vâth này có thể đã chui vào cơ thể cháu trong 1 lần cháu đi tắm và uống nước suối.

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa hút máu để cứu dân làng

Có hàng ngàn con đỉa bâu đến cắn nhưng ngài vẫn ngồi im. Trong bầy đỉa xuất hiện một con đỉa chúa bò lên tận đầu ngài để hút máu...

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa hút máu để cứu dân làng

Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên.

Thuyền thuyết nhà tu hành hiến thân

Các phương án “chặn” ung thư buồng trứng

(Kiến Thức) - Ngoài việc cách phẫu thuật như Angelina, theo các nhà chuyên môn, còn có các phương án "chặn" nguy cơ ung thư buồng trứng dưới đây.

Các phương án “chặn” ung thư buồng trứng
Ngan chan ung thu buong trung tu cau chuyen cua Angelina
Angelina quyết định lần lượt cắt bỏ tuyến vú, buồng trứng khi phải đối mặt với 87% khả năng ung thư vú và 50% ung thư buồng trứng vì cô có gen đột biến BRCA1. Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng ở những người có gen lỗi này cao gấp hai lần những phụ nữ khác. Nữ diễn viên chọn cách trải qua những cuộc phẫu thuật đau đớn để loại trừ nguy cơ này trong tương lai. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để chặn nguy cơ ung thư buồng trứng, theo các nhà chuyên môn, còn nhiều phương pháp điều trị tích cực để ngăn chặn căn bệnh chết người này.
Ngan chan ung thu buong trung tu cau chuyen cua Angelina-Hinh-2
Theo đó, nếu nghi ngờ mình có thể bị ung thư, đầu tiên bạn cần xét nghiệm di truyền để sàng lọc gen đột biến BRCA
Ngan chan ung thu buong trung tu cau chuyen cua Angelina-Hinh-3
Xét nghiệm sàng lọc gen đột biến BRCA để xác định bạn hoặc các thành viên trong gia đình có mang đột biến gen, gây ra nguy cơ cao bệnh ung thư buồng trứng hay không. Nếu phụ nữ có gen đột biến BRCA, họ sẽ biết được rủi ro ung thư buồng trứng hay ung thư vú của mình là bao nhiêu phần trăm. Khi đã chắc chắn nguy cơ bị ung thư, bạn có thể tham khảo những cách phẫu thuật dự phòng.

Cận cảnh xe máy “vây” xe cứu thương ở BV Nội tiết

(Kiến Thức) - Nhiều xe máy "vây" xe cứu thương trong sân để xe của Bệnh viện Nội tiết trung ương, khiến người dân không khỏi băn khoăn về những tình huống khẩn cấp.

Cận cảnh xe máy “vây” xe cứu thương ở BV Nội tiết
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet
 Gần đây, phóng viên Kiến Thức nhận được phản ánh của người dân về tình trạng để xe máy lộn xộn, thiếu khoa học ở Bệnh viện Nội tiết trung ương (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội). Tình trạng gây khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám thậm chí là hoạt động cấp cứu của bệnh viện. 
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-2
 Theo quan sát của phóng viên, hàng chục xe máy dựng tùy tiện trong sân. Đặc biệt có nhiều chiếc xe "vây" xung quanh xe cứu thương. Chứng kiến cảnh này, nhiều người tự hỏi, trong những tình huống phải chuyển bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp, chiếc xe cứu thương phải chờ bao lâu để có đường ra.
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-3
 Xe máy để không có thứ tự, chiếm gần như hết phần diện tích đường ra vào buộc người nhà, người bệnh đến thăm khám phải luồn lách qua các kẽ hở để đi.
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-4
 Ngay cả lối đi vào phòng cấp cứu của bệnh viện này cũng bị xe dàn hàng, chiếm chỗ. Theo ước tính của người viết bài, phần đường đi vào khu này chỉ còn lại chưa đầy 1m, rất khó khăn cho việc đẩy cáng người bệnh vào cấp cứu. 
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-5
 Không chỉ vậy, ở khu vực trước Phòng Tiếp nhận và trả kết quả khám bệnh (phía bên phải lối vào sảnh chính bệnh viện), do những chiếc xe xếp tràn lan, nhiều người không có chỗ đứng đành phải ngồi lên xe để chờ gọi đến tên của mình.
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-6
 Theo tìm hiểu của phóng viên, những chiếc xe máy khi di chuyển vào sân bãi để xe sẽ phải trả với giá là 5.000 đồng/lượt. Việc ghi vé xe cùng với trông coi xe trong sân bãi có khoảng 4, 5 thanh niên. Tuy nhiên, khi được hỏi sân đã chật kín và tràn lan như vậy còn chỗ nào để xe nữa thì một nhân viên ở đây cho biết: "Cứ cho xe đi thẳng vào bên trong mà tìm chỗ". Phải chăng, chính vì cung cách làm ăn này dẫn đến tình trạng xe máy "vây" xe cứu thương hay chiếm đường đi?
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-7
 Bà Nguyễn Thị H, một dân sống gần bệnh viện, cho hay: “Có hôm xe đông lắm. Tôi thấy người ta phải thay nhau xếp hàng dài từ ngoài cổng và chen mãi mới qua được “vòng xe máy” vào bên trong bệnh viện”. Còn theo một số lái xe ôm trước cửa Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tình trạng xe máy chật sân bệnh viện khiến nhiều người phải dựng tràn ra cả ngoài cổng, diễn ra khá thường xuyên.
Can canh xe may “vay” xe cuu thuong o BV Noi tiet-Hinh-8
Trước tình trạng này, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết trung ương để tìm câu giải đáp. Tuy nhiên, đại diện phía Phòng phụ trách Truyền thông của bệnh viện cho hay, tại đây - Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Thái Thịnh) không có thẩm quyền trả lời vấn đề này. Vì vậy, nếu phóng viên có nhu cầu tiềm hiểu phải lên cơ sở 2 (Thanh Trì, Hà Nội) bởi "các lãnh đạo ở hết trên đó".

Tin mới